THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 72 - 74)

CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT.

Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động không thể áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi theo như những quy định chung. Việc quy định một thời giờ làm việc và nghỉ ngơi riêng biệt, hợp lý nhằm bảo vệ cho người lao động làm những công việc đặc biệt.

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như : vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển, trong các lĩnh vực nghệ thuật, sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần, công việc của thợ lặn, công việc của thợ hầm lò, các công việc sản xuất có tính thời vụ và các công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, các công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các Bộ, Ngành trực tiếp quản lý các công việc trên quy định cụ thể thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, sau khi thoả thuận với Bộ Lao động-thương binh và xã hội.

Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận.

Câu 1. Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi như thế nào? Ý nghĩa của việc quy định đó.

Câu 2. Những thời giờ nghỉ nào được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương?

Câu 3. Chế độ nghỉ hàng năm của người lao động? Trong thời gian nghỉ hàng năm người lao động có được hưởng nguyên lương không?

Câu 4. Thời gian nghỉ hàng năm được tính như thế nào đối với trường hợp người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng?

Câu 5. Pháp luật lao động quy định thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm việc trên biển, trong hầm mỏ, và các công việc có tính chất đặc biệt khác như thế nào?

CHƯƠNG VIII: TIỀN LƯƠNG

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w