KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1 Khái niệm bảo hộ lao động

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 91 - 92)

1. Khái niệm bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu về để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Với nhận thức con người là vốn quý nhất, Đảng và nhà nước ta ngày càng coi trọng việc bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Bảo hộ lao động được hiểu theo hai nghĩa:

+ Theo nghiã rộng: bảo hộ lao động là tất cả những biện páhp của nhà nước nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, phòng ngừa, ngăn chặn những tai nạn và các ảnh hưởng có hại khác phát sinh trong quá trình lao động.

+ Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ lao động là tổng hợp những quy định của nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh lao động, về chế độ và thể lệ về bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp .

Trong phạm vi luật lao động, bảo hộ lao động là những quy định đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo hộ lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và từng bước cải thiện điều kiện lao động.

2. Các nguyên tắc bảo hộ lao động

Bảo hộ lao động có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của người lao động, chính vì vậy khi quy định về vấn đề bảo hộ lao động hay pá dụng trên thực tế nhà nước quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau:

a. Nhà nước thống nhất quản lý chế độ bảo hộ lao động

+ Nhà nước là chủ thể pháp lý tối cao có quyền ban hành các văn bản pháp luật, các chế độ , chính sách về bảo hộ lao động, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia voà quan hệ lao động thực hiện.

+ Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm điều kiện an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động.

+ Nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.

+ Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.

b. Các bên trong quan hệ lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động

Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của bảo hộ lao động.

Đơn vị sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động; tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động; cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn cứng, nghiêm ngặt tối thiểu về bảo hộ lao động như: tiêu chuẩn về độ thoáng, độ sáng, không gian, độ ồn, độ rung, độ bức xạ, độ ẩm, độ bụi …

Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị dầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người lao động.

Người lao động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo hộ lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Người lao động phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, găng tay, ủng, giày, kính, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, quần áo chống axít… Ngoài ra, người lao động còn được khám sức khoẻ định kỳ và được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động.

Tóm lại, trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, kể từ khi thiết lập quan hệ lao động, bất cứ ở đâu, lúc nào việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy định của bảo hộ lao động bao giờ cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 91 - 92)