1. Trả lương khi người lao động làm đêm
Điều 61 Bộ luật lao động và Điều 10 khoản 4 NĐ 114/CP ngày 31.12.2002 quy định:” Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm, thì người lao động còn được trả tiền lương làm thêm giờ.”
2. Trả lương khi người lao động làm thêm giờ
Điều 61 Bộ luật lao động và Điều 10 NĐ 114/CP quy định:
- Nếu trả lương theo thời gain, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giừo tiêu chuẩn.
- Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm công việc làm trong giờ tiêu chuẩn. - Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:
+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.
+ Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%.
3. Trả lương khi người lao động ngừng việc
Theo Điều 62 Bộ luật lao động thì trong trường hợp ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
- Nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương .
- Nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương. Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương do mức hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
- Nếu ngừng việc do sự cố điện nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
4. Trả lương khi người lao động làm ra sản phẩm không bảo đảm chất lượng chất lượng
+ Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng( Không đạt quy cách kỹ thuật) thì tuỳ theo trường hợp cụ thể mà trả lương.
+ Trường hợp do nguyên nhân khách quan như thời tiết, nguyên vật liệu, kỹ thuật thiết bị … thì tuỳ chất lượng sản phẩm và tuỳ trường hợp cụ thể mà người lao động được trả đủ hoặc trả với tỷ lệ nhất định.
+ Trường hợp do lỗi của người lao động gây ra thì tuỳ trường hợp cụ thể mà người lao động được trả ít hạơc không được trả. Nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động thì ngoài việc không được trả lương hoặc trả lương ít, người lao động còn có thể phải bồi thường thiệt hại về nguyên vật liệu.
5. Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ
Trong thời gian nghỉ lễ tết và nghỉ hàng năm người lao động vẫn được hưởng nguyên lương.
Trong trường hợp nghỉ lý do thôi việc hoặc vì công việc mà người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ.(Quy định tại các Điều 73, 74, 75, 76, 77, 78 Bộ luật lao động ).
6. Trả lương khi người lao động đi học
Người lao động trong quá trình lao động có quyền nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, văn hoá để thực hiện công việc được giao. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp cụ thể và tuỳ từng loại hình đào tạo káhc nhau mà người lao động có thể được hưởng nguyên lương hoặc theo tye lệ nhất định hoặc không được hưởng lương. Các bên thoả thuận và ghi vào thoả ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.
7. Trả lương khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam.
Theo Điều 67 Bộ luật lao động và Điều 13 NĐ 114/CP thì việc tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm gữ, tạm giam như sau:
+ Người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam hàng tháng người lao động được người sử dụng lao động cho tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ(nếu có).
Khi hết hạn tạm giữ, tạm gaim nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không phải hoàn trả khoản tiền lương đã tạm ứng theo khoản 1 điều này. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động pahỉ trảđầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động và tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật cho người lao động trong thời gain bị tạm giữ, tạm giam; Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, thì cơ quan này phải hoàn trả cho người sử dụng lao động số tiền lương còn lại, tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam theo mức lương ghi trong hựop đồng lao động.
Người lao động bị tạm giữ tạm giam do vi phạm không liên quan đến quan hệ lao động, thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.
8. Tạm ứng tiền lương
Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật lao động và Điều 12 NĐ 114/CP khi bản thân hoặc gia đình người lao động gặp khó khăn thì người lao động được tạm ứng tiền lương nhưng ít nhất bằng một tháng lương. Cách trả tiền lương tạm ứng do hai bên thoả thuận nhưng không được tính lãi đối với số tiền tạm ứng này.
Khi người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân từ một tuần trửo lên thì người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm nghỉ việc và được khấu trừ vào tiền lương theo quy định của pháp luật lao động.
9. Chế độ công tác phí
Đây là khoản phụ cấp cho người lao động khi đi công tác do yêu cầu của công việc mà người sử dụng lao động cử đi nhằm bù đắp các khoản chi phí tăng thêm về ăn uống, nghỉ trọ trên đường đến nơi công tác, giúp người lao động hoàn thành công việc, nhiệm vụ. Chế độ công tác phí gồm:
+ Tiền atù, xe. + Tiền ăn đường. + Tiền lưu trú. + Tiền ở.(nếu có)
Các mức phụ cấp trên tuỳ từng đối tượng mà áp dụng theo quy định của pháp luật hoặc do hai bên thoả thuận.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu1. Ý nghĩa của việc quy định tiền lương tối thiểu? Bộ luật lao động quy định về vấn đề này như thế nào?
Câu 2. Trong trường hợp ngừng việc người lao động được trả lương như thế nào?
Câu 3. Việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động của người sử dụng lao động phải tuân theo những quy định nào?
Câu 4.Sự thể hiện của nguyên tắc trả lương trên cơ sở phân phối theo lao động?
Câu 5. Người học nghề, người tập nghề nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì có được trả lương hay không? Nếu có, mức lương tối thiểu mà họ nhận được là bao nhiêu?
Câu 6. Nguyễn Văn K ký kết hợp đồng lao động với công ty X. Theo thoả thuận hai bên nhất trí về thời hạn hợp đồng là 3 năm 6 tháng (vì đến lúc đó công việc mới dứt điểm hoàn thành và công ty cũng không muốn có sự thay đổi về lực lượng lao động).
Trong điều khoản tiền lương hai bên thoả thuận”Năm đầu áp dụng mức lương là 550.000đồng/tháng, năm thứ hai là 650.000đồng/tháng và trong thời hạn cuối cùng là 800.000đồng/tháng.” Sau 6 tháng thực hiện hợp đồng, K mới biết rằng tiền lương thấp nhất quy định trong thoả ước của công ty là 600.000đồng/tháng. K làm đơn khiếu nại và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
CHƯƠNG IX: BẢO HỘ LAO ĐỘNG