CHƯƠNG VI: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 48 - 49)

- Hiệu lực của thoả ước lao động tập thểvà bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với thoả ước lao động tập thể.

CHƯƠNG VI: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

I. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức tuyển dụng lao động khác nhau như hình thức tuyển dụng vào biên chế nhà nước, hình thức bầu cử và hình thức tuyển dụng thông qua giao kết hợp đồng lao động.

Các hình thức tuyển dụng đều hình thành trên cơ sở quy định của pháp luật để tạo lập nên quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó hình thức tuyển dụng thông qua giao kết hợp đồng lao động đựoc coi là hình thức tuyển dụng cơ bản trong nền kinh tế thị trường, là công cụ hữu hiệu để các bên thiết lập và duy trì quan hệ lao động một cách thuận lợi thông qua thị trường lao động.

Thị trường lao động là nơi diễn ra việc mua bán sức lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên thông qua hình thức pháp lý đó là hợp đồng lao động.

Thông qua hình thức pháp lý này các bên có sự tự do, tự nguyện, tự thoả thuận trên cơ sở bình đẳng. Người lao động có thể tự do lựa chọn bất cứ công việc nào phù hợp với khả năng của bản thân, hoàn cảnh của gia đình và họ có quyền lựa chọn bất cứ chủ sử dụng lao động nào. Còn người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn bất cứ người lao động nào với số lượng tuỳ theo nhu cầu lao động. Thông qua hình thức pháp lý này, quyền lợi của các chủ thể được thoả thuận một cách mềm dẻo, linh hoạt trên cơ sở giới hạn pháp luật quy định mức tối thiểu hoặc tối đa. Có thể nói hợp đồng lao động là hình thức pháp lý chủ yếu cơ bản làm phát sinh quan hệ pháp luật trong nền kinh tế thị trường.

Hợp đồng lao động có nhiều tên gọi khác nhau như khế ước làm công, giao kèo lao động … Về thực chất đó là sự thoả thuận giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Điều 26 Bộ luật lao động quy định : “ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

- Về bản chất : Hợp đồng lao động là một loại khế ước, là sự thoả thuận giữa các bên.

- Về chủ thể : Người lao động và người sử dụng lao động.

- Về hình thức : Sự thoả thuận được ghi nhận dưới nhiều hình thức bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

- Về nội dung : Là quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

Trong khoa học luật lao động, chế định hợp đồng lao động không phải là kết quả gần đây của sự thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường mà nó có lịch sử phát triển tương đối lâu dài gắn liền với sự vận động của điều kiện kinh tế, xã hội đất nước trong từng giao đoạn.

Ở nước ta, ngay từ sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, hợp đồng lao động đã được sử dụng dưới tên gọi : “ Khế ước làm công” và tiếp theo đó là sắc lệnh 77/SL ngày 25/5/1950 quy định một hình thức của hợp đồng lao động dưới tên gọi

giao kèo ”. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, chế độ tuyển dụng vào “ biên chế nhà nước” theo Nghị định 24/CP ngày 13/3/1963 đã giữ vai

trò chủ yếu trong việc hình thành quan hệ lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.

Về mặt hình thức, hợp đồng lao động vẫn còn tồn tại nhưng chỉ với ý nghĩa phụ trợ cho chế độ tuyển dụng vào biên chế. Với hình thức “ phụ trợ” hay

“ tạm tuyển” trong thời kỳ này việc tuyển dụng theo hợp đồng lao động còn hạn chế, áp dụng trong phạm vi rất nhỏ hẹp. Chỉ vào giữa những năm 80, khi đất nước thực hiện chế độ đổi mới tư duy kinh tế, tư duy pháp lý thì hợp đồng lao động mới dần được trả lại giá trị đích thực của nó.

Kể từ khi có Pháp lệnh hợp đồng lao động 1990 và đặc biệt khi Hợp đồng lao động được quy định thành một chương trong Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 thì hợp đồng lao động mới phản ánh đầy đủ ý nghĩa trong việc duy trì quan hệ lao động, là hình thức tuyển dụng lao động phổ biến, chủ yếu để hình thành nên quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 48 - 49)