Các dấu hiệu cơ bản của đình công.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 138 - 139)

- Đối với người lao động làm nghề bình thường:

b.Các dấu hiệu cơ bản của đình công.

Việc xác định các dấu hiệu cơ bản của đình công có ý nghĩ quan trọng nhằm phân biệt đình công với các hình thức khác như biểu tình, bãi công, lãn công…và áp dụng trình tự giải quyết phù hợp.

Qua nghiên cứu khái niệm và bản chất của đình công có thể đưa ra các dấu hiệu cơ bản của đình công như sau:

- Dấu hiệu cơ bản thứ nhất, đình công có sự ngừng việc của tập thể lao động. Theo người lao động thì khi tham gia vào quan hệ lao động, theo đó người lao động phải đến đơn vị, doanh nghiệp để làm việc. Nếu người lao động tự ý nghỉ việc quá tiêu chuẩn quy định có thể bị sa thải. Như vậy, người lao động khi muốn nghỉ việc phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi tranh chấp lao động xảy ra tập thể người lao động không đồng ý với cách giải quyết đó và họ có quyền ngừng việc để gây sức ép buộc người sử dụng lao động phải chấp nhận những yêu sách mà người lao động đưa ra. Đối với trường hợp lãn công cũng là sự ngừng việc nhưng nó mang tính chất lẻ tẻ, tản mạn,không có tính tổ chức và có thể nói nó ở mức độ thấp so với đình công. Như vậy dấu hiệu ngừng việc có thể xảy ra dưới các mức độ và phương diện khác nhau nhưng đình công được hiểu là sự ngừng việc triệt để của người lao động. Sự ngừng việc này phải do nhiều người lao động cùng tiến hành trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp, trong toàn bộ doanh nghiệp hoặc trong toàn ngành…Nếu như ngừng việc chỉ do một vài người, một nhóm người, mặc dù có tổ chức vẫn không được coi là đình công. ở Việt Nam pháp luật lao động thừa nhận đình công trong phạm vi doanh nghiệp và phải được quá nửa tập thể lao động tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký (điều173BLLĐ)

- Dấu hiệu thứ hai, đình công luôn có tính tổ chức.

Đình công được biểu hiện bởi sự ngừng việc của tập thể lao động nhưng sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về ý chí và tính tổ chức. Sự ngừng việc này phải có kế

hoạch chủ định từ trước (có sự chỉ đạo, sự tổ chức lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của tập thể lao động đó và có sự tuân thủ chấp hành của những người khác)

Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến việc thực hiện các trình tự, thủ tục khác hay trong quá trình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí và hành động.

Ở nước ta, pháp luật lao động quy định đình công bao giờ cũng phải có người tổ chức và lãnh đạo. Theo Điều 173 BLLĐ và Điều 81 pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thì việc đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định đình công và lãnh đạo đình công. Ngoài ra, pháp luật lao động không thừa nhậnbất cứ tổ chức, cá nhân nào có quyền hạn này. Tất cả các cuộc đình công không do Công đoàn lãnh đạo đều là những cuộc đình công bất hợp pháp.

- Dấu hiệu thứ ba, đình công bao giờ cũng gắn liền với những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể lao động.

Bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế, nên mục đích của đình công phải nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích cho tập thể người lao động. Đây là căn cứ quan trọng để phân biệt đình công với biểu tình. Cũng chính do dấu hiệu này, mà người ta xếp quyền đình công của người lao động thuộc nhóm các quyền kinh tế- xã hội chứ không thuộc nhóm các quyền chính trị như quyền biểu tình của các công dân nói chung. Pháp luật các nước thừa nhận quyền đình công của người lao động phân lớn cũng đều coi những cuộc đình công mang màu sắc chính trị là bất hợp pháp. Cũng vì vậy mà các hình thức đình công hưởng ứng, đình công cảm tình thường không được thừa nhận trong pháp luật của nhiều nước.

Thực tế, ở những nước nền kinh tế thị trường phát triển, người lao động thường đình công để đạt được những lợi ích cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn luật định hoặc tốt hơn những lợi ích, điều kiện đã thoả thuận trước đó. Kết quả đình công thường là một thoả ước mới ra đời. Còn ở những nước chưa phát triển, thì phần lớn các cuộc đình công là để đòi những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị người sử dụng lao động vi phạm.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 138 - 139)