CHƯƠNG X: KỶLUẬT LAO ĐỘNG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT I KỶ LUẬT LAO ĐỘNG.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 97 - 98)

V. BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ

CHƯƠNG X: KỶLUẬT LAO ĐỘNG TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT I KỶ LUẬT LAO ĐỘNG.

1.Khái niệm và ý nghĩa của kỷ luật lao động. a. Khái niệm kỷ luật lao động:

Lao động đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người, Ph. Ăng ghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng Lao động đã tạo ra chính bản thân con người."

Lao động là một quá trình trong đó con người là nhân tố cơ bản. Kết quả lao động phản ánh sự phân công và hợ tác trong lao động. Bất cứ nơi đâu và khi nào trong lao động có sự liên kết giữa các cá nhân người lao động theo một trật tự nhất định thì ở đó quan hệ lao động đạt được mục đích và có hiệu quả.

Quan hệ lao động không chỉ đơn thuần mang tính chất cá nhân đơn lẻmà nó còn thể hiện tính chất tập thể thông qua sự gắn kết giữa những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định. Khi tham gia quan hệ lao động các chủ thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách độc lập nhưng sự liên kết giữa tập thể người lao động lại phải tuân theo một trật tự, nề nếp nhất định.

Xã hội ngày càng phát triển quan hệ lao động ngày càng phong phú, đa dạng đòi hỏi trật tự lao động cang được coi trọng và duy trì. Và chính cái trật tự để duy trì quan hệ lao động này gọi là kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động có thể coi là một yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình tổ chức lao động. Mỗi một quan hệ lao động khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì cách thức duy trì và tổ chức kỷ luật lao động khác nhau.

Trong Bộ luật lao động điều 82 quy định: Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.

Theo khái niệm này, kỷ luật lao động quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong việc tuân thủ vào các nội dung được quy định trong nội quy lao động. Nội quy lao động là một văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. + Trật tự trong doanh nghiệp.

+ An toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc

+ Việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp

+ Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Như vậy, trong một doanh nghiệp các bên phải tuân thủ kỷ luật thời gian, kỷ luật điều hành, kỷ luật công nghệ bảo an, kỷ luật bảo mật, kỷ luật đối với hành vi vi phạm … Đây là những quy tắc làm việc đòi hỏi các bên phải thực hiện để duy trì ổn định trong sản xuất kinh doanh và trật tự trong doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động đã sử dụng kỷ luật lao động như là một công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì trật tự ổn định doanh nghiệp. Bên cạnh việc pháp luật quy định cho người lao động được tự do lựa chọn, tham gia vào các quan hệ lao động khác nhau, được tự do lựa chọn nghành nghề khác nhau thì người lao động vẫn bị tràng buộc phải tuân thủ một cách chặt chẽ nghiêm ngặt vào nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể hay hợp đồng lao động. Có thể nói, đây là những xử sự tích cực của người lao động trong quan hệ

lao động. Tuy nhiên trật tự kỷ luật trong lao động nó phải đặt trong trật tự kỷ luật của xã hội.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kỷ luật lao động, khoa học luật lao động, kỷ luật lao động được xem xét dưới hai khía cạnh chủ yếu.

Thứ nhất, kỷ luật lao động được hiểu như là một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động theo đó kỷ luật lao động thể hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động…được quy định trong nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Còn người sử dụng lao động có quyền thiết lập và duy trì kỷ luật lao động để ổn định hoạt động của doanh nghiệp.

Đây được coi là quyền quản lý doanh nghiệp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên quyền năng này vẫn có những giới hạn pháp lý nhất địinh và được thực hiện dưới sự tham gia của tổ chức công đoàn.

Thứ hai, kỷ luật lao động được hiểu như là một chế định của luật lao động. Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật lao động quy trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động cũng như các hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định đó.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 97 - 98)