Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 108 - 109)

II. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 1 Khái niệm trách nhiệm vật chất.

2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất.

Việc áp dụng trách nhiệm vật chất chỉ được tiến hành khi có các điều kiện cần và đủ sau:

- Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Có thiệt hại về tai sản cho người sử dụng lao động.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm kỷ luật lao động và thiệt hại xảy ra.

- Có lỗi của người vi phạm.

Căn cứ thứ nhất để xác định trách nhiệm vật chất là hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi (hành động hoặc không hành động) của người lao động trái với quy định trong nội quy lao động hoặc pháp luật lao động. Đó là việc thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; hoặc không thực hiện các xử sự bắt buộc đã được quy định trong nội quy lao động hay trong trong pháp luật lao động

. Hành vi vi phạm kỷ luật lao động còn được hiểu là người lao động thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động không có trách nhiệm đầy đủ dẫn đến những thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động. Có thể nói hành vi vi phạm kỷ luật là căn cứ đầu tiên rất quan trọng khi áp dụng trách nhiệm vật chất.

Căn cứ thứ hai: Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động.

Thiệt hại tài sản được hiểu là sự giảm bớt hay mất đi về mặt số lượng hoặc giá trị tài sản do tài sản bị hư hỏng, bị tiêu hao vật tư quá mức hay bị mất tài sản. Khi áp dụng căn cứ này phải xác định rõ mức độ thiệt hại của tài sản, loại tài sản, giá trị còn lại của tài sản.

Khi xác định trách nhiệm vật chất trong luật lao động cần phải lưu ý chỉ áp dụng thiệt hại trực tiếp (thiệt hại thực tế xảy ra), không áp dụng thiệt hại gián tiếp (những lợi ích vật chất đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ).

Căn cứ thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Điều này có nghĩa là từ hành vi vi phạm đó phải gây ra thiệt hại về tài sản. Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm.

Căn cứ thứ tư: Lỗi của người vi phạm.

Lỗi phản ánh mặt chủ quan của trách nhiệm vật chất thể hiện tâm lý bên trong của người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người lao động.

Người lao động chỉ bị áp dụng trách nhiệm vật chất nếu có lỗi. Việc xác định mức độ lỗi phải căn cứ vào nội quy bảo vệ tài sản là chế độ trách nhiệm đối với công việc của từng doanh nghiệp. Trách nhiệm vật chất chỉ đặt ra đối với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý. Trong trờng hợp người lao động gây thiệt hại về tài sản nhưng do nguyên nhânbất khả kháng (do thiên tai, hoả hoạn hoặc các trường hợp khác do người sử dụng lao động quyết định và được quy định vào nội quy lao động của đơn vị) thì người lao động không phải bồi thường.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w