Nghĩa của kỷluật lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 98 - 99)

V. BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ

bnghĩa của kỷluật lao động.

Kỷ luật lao động có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Lênin đã khẳng định: “Kỷ luật lao động là then chốt của toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, lqà điểm cơ bản trong sự nmhận thức của chúng ta về chuyên chính vô sản” Xét trên phương diện phạm vi hẹp, kỷ luật lao động có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao độngvà người lao động.

Đối với doanh nghiệp, kỷluật lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức, duy trì trật tự và quản lý lao động. Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, một trong những yếu tố giúpcho việc thúc đây nâng cao hiệu quả công việc và năng suất chất lượng sản phẩm đó là kỷ luật lao động. Nó được xem như là một “rào chắn”hữu hiệu để ổn định các quan hệ lao động phát triển trong một trật tự nhất định. Việc tổ chức lao động, duy trì kỷ luật lao động trong phạm vi doanh nghiệp góp phần phát triển sản xuất kinh doanhvà đảm bảo ổn định cho đời sống của người lao động.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp với quy mô khác nhau, phương pháp quản lý khác nhau và sự cạnh tranh với màu sắc khác nhau thì việc đảm bảo trật tự của doanh nghiệp,việc tổ chức lao động trong doanh nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng. Nó có thể quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với người sử dụng lao động, kỷ luật lao động là công cụ hữu hiệu để người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, người sử dụng lao động đã thực hiện các biện pháp để duy trật tự như quyền khen thưởng,xử lý kỷ luật người lao động đặc biêtklà quyền ban hành nội quy lao động.

Khi thực hiện quyền năng này, người sử dụng lao động vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và sự giám sát của tổ chức công đoàn. Điều này có tác động đến kỷ luật lao động làm cho kỷ luật lao động phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp nhưng nó cũng phù hợp với kỷ luật xã hội nói chung.

Đối với người lao động, kỷ luật lao động à cơ sở giúp cho người lao động thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của mình. Nó vừa là căn cứ quan trọng mang tính

bắt buộc vừa là công cụ mang tính khuyến khích để người lao động hoàn thành trách nhiệm của mình.

Trong quá trình hội nhập quốc tế với sự phát triển vũ bão của nền khoa học công nghệ tiên tiến thì kỷ luật lao động có tác động rất lớn đến người lao động. Nó tạo ra cho người lao động có tác phong công nghiệp, tính năng động sáng tạo, chủ động trong công việc được giao và phát huy tính tự giác của mình. Lênin khẳng định: “ Tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa thì dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao động”.

Việc tự giác thực hiện kỷ luật lao độngtrong đơn vị là nhân tố quan trọng giúp cho quan hệ lao động được phát triển hài hoà, ổn định, vững bền nó sẽ làm hạn chế các vi phạm pháp luật lao động và tranh chấp lao động xảy ra, đồng thời giúp cho đòi sống của người lao động được đảm bảo.

Trong xu thế toàn cầu hoá, việc duy trì và thực hiện kỷ luật lao động không những có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động mà nó còn có ý nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế của một đất nước.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 98 - 99)