1. Khái niệm.
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền tự do sử dụng quỹ thời gian đó.
2. Thời gian nghỉ giữa ca.
Trong một ngày làm việc, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc quy định thời gian tối thiểu nghỉ giữa ca nhằm giúp cho người lao động thư giãn thần kinh, bắp thịt làm chậm sự xuất hiện của mệt mỏi, cũng như để có thời gian tái sản xuất sức lao động trước khi bước sang ca khác.
Điều 71 BLLĐ, điều 7 Nghị định 195/CP quy định :
- Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
- Người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. - Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
3. Nghỉ hàng tuần.
Điều 72 BLLĐ quy định :
- Mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày ( 24 giờ liên tục). Thông thường, ngày nghỉ là ngày chủ nhật hàng tuần. Tuy nhiên, nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày cố định khác trong tuần.
- Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là bốn ngày.
4. Nghỉ lễ, tết.
Điều 73 Bộ luật lao động quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết sau :
- Tết dương lịch : một ngày ( ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tế âm lịch : bốn ngày ( một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). - Ngày chiến thắng : một ngày ( ngày 30tháng 4 dương lịch).
- Ngày quốc tế lao động : một ngày ( ngày 1 tháng 5 dương lịch). - Ngày quốc khánh : một ngày ( ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Trong trường hợp do yêu cầu sản xuất, công tác mà người lao động phải làm việc trong các ngày lễ, tết thì họ được sắp xếp nghỉ bù và được hưởng tiền chênh lệch. Còn nếu không được nghỉ bù thì sẽ được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 điều 61 BLLĐ.
Ngoài ra, đối với người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền dân tộc và một ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương ( Điều 8 Nghị định 195/CP).
5. Nghỉ hàng năm.
a. Điều kiện nghỉ hàng năm.
Theo điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương.
Theo điều 9 Nghị định 195/CP thì các thời gian sau được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính ngày nghỉ hàng năm :
- Thời gian học nghề, tập nghề để làm tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp. - Thời gian nghỉ về việc riêng.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu người sử dụng lao động đồng ý. - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ ốm đau cộng dồn không quá 3 tháng. - Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ.
- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. - Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động. - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố.
Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch. Nếu người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể cả thời gian được coi là thời gian làm việc theo điều 9 Nghị định 195/CP nêu trên, thì được nghỉ hàng năm đủ số ngày quy định ( 12, 14 hoặc 16 ngày). Nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.
Trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời gian nghỉ ( cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng ( 144 ngày làm việc) hoặc nghỉ do ốm đau quá 3 tháng ( 72 ngày làm việc) thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy ( Thông tư 07/LĐ-TBXH ngày 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của BLLĐ và Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994).
b. Mức nghỉ hàng năm.
Tuỳ theo điều kiện tính chất công việc mà thời gian nghỉ hàng năm có các mức sau :
- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. - 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc dặc biệt nặng nhoc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
c. Cách thức nghỉ :
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần.
Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được sự đồng ý của người
sử dụng lao động. Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ ( điều 76 BLLĐ).
d. Chế độ hưởng :
Những ngày nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Khi nghỉ hàng năm, nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường ( cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài nghỉ hàng năm.
Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh ( vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và liền lương cho những ngày đi đường.
Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo khoản 3 điều 76 BLLĐ trong các trường hợp sau :
+ Tạm hoãn hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quân sự.
+ Hết hạn hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, bị sa thải, nghỉ hưu, chết.
6. Nghỉ về việc riêng.
Nghỉ về việc riêng là thời gian nghỉ để người lao động giải quyết nhu cầu tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ.
Nghỉ về việc riêng khi có những sự biến pháp lý nhất định, do người lao động đề nghị trong trường hợp được pháp luật quy định mà vẫn hưởng nguyên lương gồm :
+ Kết hôn, nghỉ 3 ngày. + Con kết hôn, nghỉ một ngày
+ Bố, mẹ ( kể cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày.