Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷluật lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 102 - 103)

V. BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ

b.Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷluật lao động.

Thứ nhất, trách nhiệm kỷ luật lao động được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật kỷ luật lao động.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động biểu hiện mặt khách quan của trách nhiệm kỷ luật lao động, không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì không có trách nhiệm kỷ luật lao động. Hay nói một cách khác, hành vi vi phạm kỷ luật lao động là điều kiện cần của trách nhiệm kỷ luật. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm kỷ luật được áp dụng đối với những người lao động có lý trí và tự do, người lao động tự nhận thức về hành vi của mình có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Hành vi vi phạm kỷ luật lao động thể hiện bằng hành động hoặc không hành động trái với nội quy lao động, trái với quy phạm pháp luật lao động. Hành vi không hành động là hành vi không thực hiện hành động nhất định mà nội quy hay pháp lật lao động bắt buộc phải thực hiện. Hành vi bằng hành động là hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã được xác lập trong quan hệ lao động. Đây là căn cứ quan trọng khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động.

Thứ hai, trách nhiệm kỷ luật lao động được đặt ra khi người lao động thực hiện hành vi vi phạm phải chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể.

Lỗi là trạng thái tâm lý của người lao động đối với hành vi vi phạm kỷ luật lao động và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra biểu hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

Lỗi cố ý là lỗi của người lao động nhận thức được tính chất và hậu quả của hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi. Lỗi cố ý có 2 loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Lỗi cố ý có hai loại: Lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Lối cố ý trực tiếp là lỗi của người lao động nhận thức được tính chất của hành vi, thấy trước được hiệu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của người lao động nhận thức được tính chất của hành vi thấy trước được hậu quả không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý có 2 loại: Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người lao động thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện hành vi.

Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi của người lao động do cẩu tha nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước.

Khi xác định trách nhiệm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động phải căn cứ vào yếu tố hành vi vi phạm kỷ luật và yếu tố có lỗi. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì chưa áp dụng trách nhiệm kỷ luật.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 102 - 103)