CÁC QUY ĐỊNHCỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 92 - 93)

1. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 96, 97, 98 Bộ luật lao động quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm các nội dung:

+ Khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo các công trình cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, tàng trữ các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất cso yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải báo cáo khả thi và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Báo cáo khả thi về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải sao gửi cho cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tại địa phương để theo dõi và giám sát.

+ Các đơn vị khi sản xuất, sử dụng, vận chuyển, bảo quản các máy móc, thiết bị vật tư, năng lượng… hoặc trong quá trình thực hiện quan hệ lao động phải tuân thủ các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động và đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu và tối đa về không gian, độ thoáng, độ sáng, độ ồn, độ rung, độ ẩm, độ bụi, độ bức xạ…

+ Nơi làm việc, nơi đặt máy móc thiết bị nơi có chất nguy hại phải có bản chỉ dẫn và đặt ngay ở vị trí dễ thấy dễ đọc.

2. Các chế độ bảo hộ lao động

Chế độ bảo hộ lao động là những biện pháp phòng hộ góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động khi họ thực hiện nghĩa vụ lao động. Chế độ bảo hộ lao động bao gồm các quy định về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, sức khoẻ và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.

a. Chế độ trang bị phương tiện cá nhân

Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Người lao động phải sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân tự bảo vệ mình như: gang tay, ủng, giày, khẩu trang, mặt nạ chống độc….

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động những phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định.

b. Chế độ khám sức khoẻ

Khi mới tuyển dụng vào làm việc người lao động phải được khám sức khoẻ và được người sử dụng lao động bố trí vào công việc phù hợp với sức khoẻ.

Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, người lao động được khám sức khoẻ định kỳ. Việc khám sức khoẻ do các đưon vị y tế nhà nước thực hiện, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán các chi phí cho việc káhm sức khoẻ cho người lao động.

Điều 104 Bộ luật lao động quy định: người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, việc bồi dưỡng bằng hiện vật áp dụng trong các trường hợp sau:

+ áp dụng đối với công việc có yếu tố độc hại nguy hiểm.

+ Công việc, môi trường có mức độ độc hại như nhau thì mức bồi dưỡng ngang nhau.

+ Việc bồi dưỡng phải đúng số lượng, đúng cơ cấu theo quy định. + Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc.

+ Không được trả tiền thay cho hiện vật.

+ Việc bồi dưỡng bằng hiện vật không phân biệt tuổi tác, giới tính.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 92 - 93)