V. BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ
c- Biện pháp pháp lý
Giáo dục thuyết phụclà biện pháp được đặt lên hàng đầu nhưng không phải lúc nào biện pháp này cũng đem lại hiệu quả. Trong từng trường hợp cần thiết người sử dụng lao động sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý.
Tuỳ theo mức độ vi phạm người lao động sẽ bị áp dụng trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật như khiển trách, chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp này mang tính cưỡng chế cao,
người sử dụng lao động chỉ dược áp dụng theo trình tự pháp luật quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
1.Trách nhiệm kỷ luật.
a. Khái niệm trách nhiệm kỷ luật.
Trách nhiệm kỷ luật là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà nước quy định.
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do đó nó có cá đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên trách nhiệm pháp lý kỷ luật lao động vẫn có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện tham gia tuyển dụnglao động.
Thứ hai, đối tượng bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người lao động. Người lao động là người đủ điều kiện tham gia quan hệ lao động có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ lao động
Thứ ba, trách nhiệm kỷ luật lao động thể hiện ở sự gánh chịu những hậu quả bất lợi đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế quy định ở chế tài của quy phạm pháp luật lao động.