Trách nhiệm của người sử dụnglao độngtrong việc đảm bảo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 40 - 41)

- Hiệu lực của thoả ước lao động tập thểvà bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với thoả ước lao động tập thể.

3. Trách nhiệm của người sử dụnglao độngtrong việc đảm bảo việc làm cho người lao động.

đảm việc làm cho người lao động cụ thể như sau:

Chính phủ lập chương trình quỹ quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm.

Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành từ các nguồn sau: + Ngân sách nhà nước.

+ Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước. + Các nguồn hỗ trợ khác.

Quỹ quốc gia về việc làm sử dụng vào các mục đích như: cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm cho một số đối tượng; cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và nhận người thất nghiệp; hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.

Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi xuất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ.

Ở địa phương, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập chương trình giải quyết việc làm của địa phương và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện quyết định đó và báo cáo kết quả về Bộ lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ kế hoạch và đầu tư.

Chương trình giải quyết việc làm của địa phương bao gồm: mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung hoạt động, thời gian, các giải pháp, nguồn tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình.

Quỹ giải quyết việc làm của địa phương bao gồm các nguồn sau:

+ Ngân sách của địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

+ Các nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. + Các nguồn hỗ trợ khác.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo việc làm cho ngườilao động. lao động.

Người sử dụng lao động khi tuyển lao động phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, người sử dụng lao động phải vào sổ theo dõi và trao giấy biên nhận hồ sơ cho người lao động trong đó ghi rõ thời gian tuyển. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả tuyển, người lao động không trúng tuyển hoặc không đến dự tuyển có yêu cầu lấy lại hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động thì người sử dụng lao động phải trả hồ sơ cho người lao động và thu lại giấy biên nhận.

Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí cho việc tuyển lao động và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm việc làm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

Người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không có các căn cứ của pháp luật lao động.

Người sử dụng lao động phải đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc nghề cho người lao động. Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng họ vào những chỗ đào tạo mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm. Mức trợ cấp mất việc làm tính trên cơ sở mỗi năm làm việc trả một tháng lương nhưng tối thiểu cũng bằng hai tháng lương để họ có điều kiện tìm việc làm mới và ổn định cuộc sống của họ. Các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ bao gồm:

+Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình, công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.

+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn. + Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.

Người sử dụng lao động phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w