II. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 1 Khái niệm trách nhiệm vật chất.
2. Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội.
- Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội .
Hiệu quả của hoạt động bảo hiểm xã hội luôn tỉ lệ thuận với việc thống nhất quản lý bảo hiểm xã hội của nhà nước. Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ pháp luật về bảo hiểm xã hội chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra áp dụng bảo hiểm xã hội vào thực tế. Nhà nước quy định chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người
lao động và gia đình trong trường hợp người lao động bị đau ốm, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp, thất nghiệp gặp rủi ro hoặc các khó khưn khác.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng là chủ thể tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội cùng với người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm cho quỹ bảo hiểm xã hội hoạt động. Trong đó nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng cường của quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc phân phối trên cơ sở mức độ đóng góp và tương trợ cộng đồng. Người lao động khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm xã hội phải đóng góp bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương và họ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi có đủ điều kiện quy định. Mức trợ cấp được hưởng phụ thuộc vào mức đóng góp cho xã hội, thời gian đóng góp và sự kiện pháp lý kèm theo(tỷ lệ suy giảm hay mất khả năng lao động, thai sản, ốm đau, chết…) Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội và mức hưởng trợ cấp của người lao động luôn có mối liên hệ mật thiết với thu nhập của người được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động luôn đảm bảo yếu tố công bằng hợp lý. Người lao động phải tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, nguyên tắc này còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cộng đồng. Điều này có nghĩa là không phải bất kỳ người lao động nào khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động cùng với người sử dụng lao động và nhà nước cùng tạo lập hình thành một quỹ bảo hiểm xã hộiđộc lập và tập trung trong đó đa số những người đóng góp bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ cho số những người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít.”
Có thể nói, hình thức tham gia bảo hiểm xã hội là một hình thức chia sẽ rủi ro trên cơ sở sự hỗ trợ của cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ của hai nguyên tắc này vừa thể hiện sự bình đẳng giữa những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội vừa thể hiện yếu tố xã hội, nhân văn của nhà nước ta trên cơ sở có sự hỗ trợ của cả cộng đồng.
- Thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động trong mọi trường hợp hay bị suy giảm hay mất khả năng lao động.
Người lao động không phân biệt nam nữ, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, không phân biệt khu vực làm việc khi tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội nếu có đủ điều kiện luật định sẽ hưởng quyền được bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức đóng góp cho xã hội của họ.
Nguyên tắc này tạo cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi cho mọi người lao động đồng thời khuyến khích mọi người lao động tham gia hoạt động bảo hiểm xã hội.
- Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương khi làm việc nhưng phải đảm bảo mức ssóng tối thiểu cho người được bảo hiêm. Nguyên tắc này tạo cơ sở bình đẳng cho người lao động đang làm việc và người lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức bảo hiểm xã hội mà người lao động nhận được là một khoản trợ cấp nhằm bù đắp cho người lao động và gia đình họ trên cơ sở sự phân tán rủi ro của quỹ bảo hiểm xã hội do đó mức bảo hiểm xã hội không được cao hơn mức tiền lương người lao động đang làm việc. Tuy nhiên, khi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nhà nước phải tính đến những nhu cầu tối thiểu đảm bảo quyền lợi cho người được bảo hiểm.
Mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau thì bảo hiểm xã hội hoạt động với phương thức khác nhau. Quá trinh phát triển của bảo hiểm xã hội phụ thuộc điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Việc ban hành các chế độ bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm, mức trợ cấp, chế độ chi trả bảo hiểm, mức đóng góp bảo hiểm xã hội phải có sự tương quan với mức thu nhập trong cộng đồng xã hội.