Những quy địnhcủa pháp luật đối với người học nghề.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 41 - 42)

- Hiệu lực của thoả ước lao động tập thểvà bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với thoả ước lao động tập thể.

1.Những quy địnhcủa pháp luật đối với người học nghề.

Quyền học nghề là một quyền quan trọng trong các quyền của con người. Con người muốn có tri thức và tồn tại không có gì khác là phải học tập. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu cũng cho rằng”đời người là quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc”. Bộ luật lao động Việt Nam cũng ghi nhận công dân sinh ra có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Để cụ thể hoá quyền này, pháp luật lao động đã quy định cụ thể các quyền lợi và nghĩa vụ của người học nghề như sau:

* Quyền lợi của người học nghề:

1. Trong thời gian học nghề, học viên được hưởng quyền lợi vật chất, tinh thần theo hợp đồng học nghề đã ký với cơ sở dạy nghề và những chế độ hiện hành của nhà nước.

2. Học viên được cơ sở dạy nghề phổ biến nội quy, quy chế về học tập, chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến học viên.

3. Học viên được sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho học tập, thí nghiệm để nâng cao trình độ.

4.Học viên được đảm bảo về bảo hộ lao động theo Bộ luật lao động.

5. Học viên được đề đạt nguyện vọng, khiếu nại lên Giám đốc cơ sở dạy nghề giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân, tập thể như: học tập, ăn ở, sinh hoạt…

6. Học viên được khuyến khích, tạo điều kiện hoạt động trong ácc tổ chức đoàn thể, các hoạt động xã hội trong, ngoài cơ sở dạy nghề, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao …

7. học viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật định.

8. Học viên đặc biệt còn được miễn giảm học phí theo quy định của Pháp lệnh người có công và Pháp lệnh người tàn tật.

* Nghĩa vụ của người học nghề.

1. Học viên phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc hợp đồng học nghề và bổ túc, bồi dưỡng nghề đã ký với cơ sở dạy nghề.

2. học viên phải tôn trọng, thực hiện đầy đủ quy chế, nội quy của cơ sở dạy nghề về học tập, thực hành như:

Thực hành đầy đủ chương trình, nội dung học tập theo hợp đồng học nghề.

Giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị, tài liệu, đồ dunghf phục vụ học tập và các tài sản khác của cơ sở dạy nghề.

Nộp học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn.

Một phần của tài liệu giáo trình môn luật lao động (Trang 41 - 42)