Khô mắt nặng Lồi mắt.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 28 - 30)

- Lồi mắt.

- Viêm mi hoặc bờ mi tiến triển.

- Tổn hại dịch kính, võng mạc do đái đường.

- Viêm màng bồ đào hoặc các viêm nhiễm khác trong nội nhãn đang tiến triểnỗ - Glôcôm không đáp ứng điều trị.

- Các bệnh collagen mạch máu tiến triển, như bệnh Lupus ban đỏ. - Có thai và đang cho con bú.

- Giác mạc hình chóp đặc biệt những trường hợp giác mạc hình chóp không ổn định hoặc đang tiến triển.

- Những người có cơ địa sẹo lồi.

- Những người bệnh không chấp nhận rủi ro phẫu thuật hoặc những người đòi hỏi phẫu thuật phải hoàn hảo.

- Những người không chấp nhận đeo kính hoặc mang kính tiếp xúc liên tục hoặc từng lúc sau khi phẫu thuật laser excimer.

IV. CHUẨN BỊ

1. C án bộ chuyên khoa: các bác sĩ nhãn khoa đã được đào tạo về kĩ thuật phẫu thuật tật khúc xạ bằng laser excimer.

2. Phương tiện:

- Máy laser excimer

- Đầu microkeratome, lưỡi dao, vòng hút áp lực - Dụng cụ đánh dấu giác mạc, spatule chuyên dụng - Xilanh 3 ml, 5 ml, kim rửa, sponge thấm nước ...

Chương I: Mắt

3. Người bệnh:

- Về cơ bản trước phẫu thuật người bệnh không cần làm các xét nghiệm toàn thân như máu, nước tiể u ,... mà chỉ cần khám nghiệm chuyên khoa:

+ Đo thị lực không kính từng mắt + Đo thị lực qua lỗ

+ Đo thị lực với kính người bệnh đang đeo (nếu có) + Đo khúc xạ bằng máy tự động

+ Đo thị lực với kính tốt nhất ở từng mắt + Đo nhãn áp

+ Soi bóng đồng tứ với thuốc dãn nhanh + Đo công suất khúc xạ giác mạc + Đo độ dày giác mạc

+ Khám nhãn cầu và các bộ phận phụ cận bằng kính hiển vi để đánh giá tình trạng mi, kết mạc, giác mạc, tiền phòng, thể thuỷ tinh, dịch kính.

+ Soi đáy mắt để đánh giá tình trạng gai thị, hắc võng mạc, mạch máu võng mạc. + Siêu âm nhãn cầu

+ Đo điện võng mạc

+ Vẽ bán đồ khúc xạ giác mạc

- Trong quá trình khai thác bệnh sử, nếu có vấn đề tim mạch, phổi, ... , người bệnh cần được khám chuyên khoa và điều trị ổn định trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định hiện hành.

v ẵ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

l ễ G ây tê: bằng Novesin 2% hoặc Tetracain hoặc Dicain 1% hai lần (10 và 5 phút) trước phẫu thuật, không cần tiêm tê.

2. K ĩ th u ật: phẫu thuật được tiến hành đồng thời 2 mắt ở hầu hết các trường hợp

a) Phẫu thuật Lasik (ìasev in situ Keratomileusis)

- Sát trùng da mi và quanh mi bằng dung dịch Providon 5%

- Phủ khãn phẫu thuật, đặt tấm dính lông mi, đặt vành mi, đánh dấu giác mạc - Đặt vòng hút áp lực quanh vùng rìa giác mạc

- Tạo vạt giác mạc (chiều dày 160 hoặc 130 micro mét) - Lật vạt giác mạc, thấm khô nền giác mạc

- Thời gian bắn laser tuỳ thuộc vào mức độ khúc xạ cần điều chỉnh - Đậy lại vạt giác mạc và rửa sạch nền giác mạc

- Thấm khô bờ vết cắt bằng sponge

32

- Đặt kính tiếp xúc mềm

- Tra thuốc kháng sinh và chống viêm không có corticoid

b) Phau thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy)- Các thì chuẩn bị: như phẫu thuật Lasik - Các thì chuẩn bị: như phẫu thuật Lasik

- Sau khi đặt vành mi, dùng spatule nạo lớp biểu mô trung tâm giác mạc - Thấm khô giác mạc, bắn laser

- Đặt kính tiếp xúc mềm

- Tra kháng sinh và thuốc chống viêm (như phẫu thuật Lasik)

VI. THEO DÕI

1. T ro n g phẫu thuật: một số trường hợp máu từ tân mạch xuất huyết ra và thấm vào giác mạc. Nếu chí thấm khô mà máu chưa ngùng chảy thì nhỏ adrenalin 0 ,1 % lên vùng tân mạch và ép xuống cho đến khi cầm máu.

2. Sau phẫu thuật:

- Theo dõi sớm:

+ Tinh trạng vạt giác mạc (cân hoặc lệch) + Mức độ trong suốt của giác mạc.

+ Tinh trạng biểu mô hóa của giác mạc. - Theo dõi muộn:

+ Mức độ điều chỉnh khúc xạ so với trước phẫu thuật. + Độ trong suốt của giác mạc.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)