VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
2. Thương tổn có dấu hiệu thần kinh:
Phẫu thuật càng sớm càng tốt trong các trường hợp sau:
- Thiếu máu não thoáng qua nhắc lại và hoặc phối hợp với thương tổn động mạch không ốn định (loét chảy máu ...)
- Tắc mạch não do huyết khối (Thrombose) trên người bệnh hẹp mạch cảnh đã biết từ trước.
- Tai biến mạch não cố định trên 3 tháng đã phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. 3. Phẫu thuật bẽn nào: (Nếu tổn thương cả hai bên) phẫu thuật bên có biến chứng hoặc hẹp nhiều hơn trước.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chí định tương đối:
- Hẹp động mạch cảnh trong đang có thiếu máu não tiến triển hoặc thiếu máu não cố định dưới 3 tháng.
- Đang có bệnh lí nhiễm trùng toàn thân hoặc vùng cổ ngực.
- Bệnh lí phối hợp mà kỳ vọng sống dưới 01 năm (ung thư giai đoạn muộn ế..).
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- Phẫu thuật viên: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu.
- Bác sĩ gây mê nắm được các bước chính và các nguy cơ trong phẫu thuật động mạch cảnh.
2. Phương tiện:
- Kẹp mạch máu các loại (Clamps). - Kim chì không tiêu đơn sợi 6.0, 7.0, 8.0. - Héparin (tiêm tĩnh mạch).
- Mạch nhân tạo (ống PTFE 6. 7), mánh vá nhân tạo.
- Cầu nối tạm thời động mạch cảnh (Shunt Inahara- Pruitt, Javid ...). 3. Người bệnh:
- Thăm dò cận lâm sàng cần thiết: Siêu âm Doppler, chụp động mạch não, chụp cắt lớp sọ não.
- Các thăm dò đánh giá toàn diện (Vì thường nằm trong bệnh cảnh bệnh lí đa mạch máu): chức năng tim, mạch vành, mạch chủ bụng, hô hấp, đái đường ...
4 ẽ Hó sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vỏ cảm :
- Gây mê toàn thân (nội khí quản). - Gây tê vùng (gây tê đám rối cổ).