CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 41 - 42)

- Tra dãn đồng tử tối da cả hai mắt.

- Người bệnh được ngồi trước máy chụp, có dây cố định đầu người bệnh. Tư thế ngồi thoải mái, bộc lộ tĩnh mạch khuỷu tay.

- Kiểm tra máy chụp huỳnh quang, lắp phim, ghi tên người bệnh và đặt vào máy. Trong khi đó người phụ chuẩn bị thuốc fluorescein và thuốc dự phòng cấp cứu.

- Người bệnh được chụp hai ảnh hai mắt với ánh sáng trắng. Sau đó dùng phin lọc đỏ chụp tiếp hai ảnh.

- Tiêm fluorescein 10% 5 ml trong 1-3 giây. Khi thuốc vừa bơm hết, bấm đồng hố tính thời gian.

- Bắt đầu chụp ành một khi tiêm đã xong để ghi nhận thời gian. Sau đó chụp hai giây một ảnh để ghi tiến trình thuốc làm đầy hắc mạc. Khi thuốc bắt đầu ngấm vào động mạch trung tâm võng mạc thì tăng tốc độ chụp một giây một ảnh. Tuỳ theo mục đích quan sát mà chụp nhiều hay ít, tập trung chụp một mắt hay cả hai mắt. Nếu muốn quan sát tổn thương ở những thì muộn, cho người bệnh nhắm mắt nghỉ một thời gian, sau đó chụp tiếp cho dến hết cuộn phim.

- Tháo phim để tráng và rửa ảnh: khi có ảnh sẽ biên tập lại ảnh, sắp xếp ảnh theo thời gian tuần tự để phàn tích kết quá và trả lời.

44 ---— 7--- 5--- --- . .. - — ;---- . — — :---

VI. THEO DÕI

1. T ro n g thủ th uật: người bệnh có thể bị nôn, vã mồ hôi, xỉu hoặc ngất. 2. Sau thủ thuật: có thể thấy vàng da tạm thời trong vài giờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÍ

1. Trong lúc chụp;

- Người bệnh khó chịu hoặc nôn: tạm dừng chụp, cho người bệnh nôn, sau đó chụp tiếp.

- Nếu người bệnh có biểu hiện dị ứng: ngứa, mẩn đỏ da, khó chịu mệt mỏi, cho uống thuốc chống dị ứng, nằm nghỉ.

- Nếu người bệnh có biểu hiện như sốc: phải được xử lí như sốc.

2. Sau khi chụp: thuốc fluorescein ngấm vào mạch máu toàn bộ cơ thể nên những mạch máu nông gây hiện tượng vàng da và mắt. Khuyên người bệnh uống nhiều nước để thải thuốc nhanh trong 12- 24 giờ.

10. CẮT B ỏ NHÃN CẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÕNG MẠC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Ung thư võng mạc là loại u ác tính ở mắt gây mù loà, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khối u di căn gây tử vong.

- u có nguồn gốc thần kinh, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, nhiều nhất dưới 5 tuổi, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt.

- Nguyên nhân chưa xác định rõ ràng, có thể do đột biến gen, do di truyền hoặc bẩm sinh.

II. CHỈ ĐỊNH

Nếu khối u còn khu trú trong nhãn cầu cần cắt bỏ ngay nhãn cầu với thị thần kinh dài, làm giải phẫu bệnh lí. Nếu thấy tế bào K chưa vượt quá diện cắt thị thần kinh, chưa phá huỷ củng mạc thì chưa cần dùng biện pháp quang tuyến phối hợp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)