CẮT MÀNG NGOÀI TIM ĐIỂU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG TIM

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 99 - 101)

VII. TAI BIÊN VÀ XỬ LÍ

10. CẮT MÀNG NGOÀI TIM ĐIỂU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG TIM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Viêm mủ màng tim là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn ở khoang màng tim mà thường do viêm phổi, sau vết thương hay sau phẫu thuật tim phổi và thực quản. Đôi khi gặp viêm mủ màng tim do áp xe gan vỡ vào màng tim.

- Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu, phế cầu, haemophillus influenzae và vi khuẩn gram âm. Viêm mù màng tim hay gặp ở trẻ em.

- Lâm sàng bằng biểu hiện đau ngực, sốt cao, có thể có dấu hiệu chèn ép tim cấp tính (nếu mủ nhiều). Chọc dò màng tim vừa để chẩn đoán vừa để lấy mù để nuôi cấy vi khuấn. Phẫu thuật cắt màng ngoài tim là phương pháp điều trị cơ bản.

II. CHỈ ĐỊNH

Khi đã chẩn đoán xác định viêm mủ màng ngoài tim thì phải phẫu thuật cắt màng tim để dẫn lưu: cắt màng tim tối đa qua đường mở ngực trái để làm thông thương giữa khoang màng tim và màng phổi trái đồng thời dẩn lưu màng phổi trái.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối.

- Chống chỉ định tương đối: trong trường hợp tình trạng chung quá nặng có thể chỉ dản lưu mủ đơn thuần (tê tại chỗ), cắt bỏ màng ngoài tim thì 2.

IV. CHUẨN BỊ

l ề Cán bộ chuyên khoa: phẫu thuật viên chuyên khoa Tim mạch-Lồng ngực

2. Phương tiện:

- Máy thở, monitor (theo dõi điện tim và bão hoà ô xy) - Bộ dụng cụ phẫu thuật lồng ngực

- Dung dịch sát khuẩn

- Dụng cụ lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn 3. Người bệnh:

- Cấy máu trước khi cho kháng sinh (tốt nhất lấy khi sốt cao).

- Cho kháng sinh (tốt nhất theo kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ) - Thuốc trợ tim và lợi tiểu.

- Nếu có tràn dịch màng phổi phải chọc tháo trước.

- Giải thích kĩ với người bệnh về cuộc phẫu thuật để người bệnh yên tám phẫu thuật. Ký giấy cam đoan phẫu thuật.

4. Hổ sơ bệnh án: theo quy định chung.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Cắt bỏ rộng rãi màng ngoài tim có thể tiến hành qua đường mở ngực trái: 1. Vô cảm :

- Gây mê nội khí quản

- Đường truyền tĩnh mạch trung ương cho phép theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương, đế bù nhanh khối lượng tuần hoàn khi cần thiết, để cho thuốc trợ tim nếu cần.

1 0 4 --- — --- Y--- --- — — 7 — --- -ế ỄỄ.---

Chương III: Tim m ạch - lồ n g n g ự c

- Thông đái theo dõi khối lượng nước tiểu.

2. T ư thế người bệnh: nằm nghiêng phải 45°: thường dùng một gối đệm dưới vai, tay buộc lên phía khung sắt (arceav).

3. Đường phẫu thuật: thường mở ngực khoang liên sườn 5 trước bên, bên trái.

4. K ĩ thuật:

- Dùng gạc lớn và van mềm (malléable) kéo phổi ra ngoài. - Xác định thần kinh hoành trái.

- Mở màng tim: khâu 2 sợi chỉ để kéo màng tim lên. Dùng kéo mở màng tim, thường đường phẫu thuật này song song cách thần kinh hoành trái 1,5-2 cm. Hết sức lưu ý khi dùng dao điện cắt màng tim không sát thần kinh hoành trái quá, dễ làm thương tổn thần kinh hoành do sức nóng cúa dao điện.

- Lấy mủ xét nghiệm vi khuẩn.

- Cắt màng tim, phải rộng rãi nhất có thể.

- Hút sạch mủ trong khoang màng tim (lưu ý đầu máy hút không được hút vào cơ tim mà phải hướng ra màng tim vì dễ gây rung tim)

- Rửa tĩnh mạch bằng dung dịch huyết thanh ấm có pha betadine (thường dùng tay để phá hết các vách trong khoang màng tim).

- Cầm máu màng tim (nếu cắt). - Cầm máu thành ngực.

- Đặt dẫn lưu màng phổi phải đủ lớn và đầu dẫn lưu phải chếch ra phía sau. - Đóng ngực.

VI. THEO DÕI

- Huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung tâm. - Tinh trạng sốt sau phẫu thuật, nếu sốt cao phải cấy máu.

- Dẫn lưu: phát hiện sớm tình Irạng chảy máu sau phẫu thuật hay tắc dẫn lưu. - Nếu cần thiết phải cho thuốc trợ tim để chống suy tim.

- Chụp ngực ngay sau phẫu thuật: để phát hiện dịch trong khoang màng tim và màng phổi, tình trạng xẹp phổi sau phẫu thuật.

- Siêu âm kiểm tra sau phẫu thuật.

- Rút dẫn lưu: tuỳ theo lượng dịch qua dẫn lun, thường rút dẫn lưu sau 72 giờ.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 3 (Trang 99 - 101)