VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÍ 1 Chảy máu:
2. Nòi tĩnh mạch lách-thận:
- Nối tĩnh mạch lách-thận (đầu ngoại vi): sử dụng ở tĩnh mạch lách ở sát rốn lách (sau căt lách) nối với tĩnh mạch thận trái kiểu tận- bên.
--- -— TTT---— — 125
- Nối tĩnh mạch lách-thận (đầu trung tâm): sử dụng đoạn thân tĩnh mạch lách, nối với tĩnh mạch thận kiểu tận- bên.
- Tư thế người bệnh: nằm nghiêng phải, có gối kê ở bả vai phải và mông trái - Đường phẫu thuật:
+ Đường dưới sườn trái (thường dùng) + Đường cạnh giữa trái
+ Đường ngực bụng trái (rất ít dùng) - Giải phóng lách:
+ Lần lượt giải phóng lách ở cực trên, cực dưới và thành bên sau của lách và phúc mạc thành.
+ Khi lách quá to: phẫu tích động mạch lách ở bờ trên tuỵ sau khi mở mạc nối dạ dày- lách. Thắt động mạch lách ở bờ trên tuỵ để giảm lượng máu đến lách.
+ Khi có chỉ định cắt lách (cường lách nặng), tiến hành cắt lách, trước khi làm nối tĩnh mạch.
- Bóc tách sau tuỵ và hạ mạc treo của góc đại tràng trái. - Phẫu tích tĩnh mạch thận trái:
+ Mở phúc mạc thành sau ở vùng trước hố thắt lưng trái
+ Phẫu tích một đoạn thân tĩnh mạch thận trái đủ để di động khi khâu nối. Phẫu tích tĩnh mạch lách ở bờ dưới tuỵ.
- Nối tĩnh mạch lách- thận:
+ Nối tĩnh mạch lách với tĩnh mạch thận trái kiểu tận- bên + Sau khi nối đo lại áp lực ở tĩnh mạch lách
- Kiếm tra lại cầm máu ờ vùng phẫu thuật, hô' lách và góc hỗng tràng: đặt lại góc đại tràng trái và mạc nối đế làm đầy một phần hố lách (khi có cắt bỏ lách).
- Đặt dẫn lưu hố lách và đóng thành bụng.