VII. TAI BIẾN VẢ XỬ LÍ
5. SỬA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FA LLOT
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh tim bẩm sinh có tím, phổi sáng, chiếm tỷ lệ 10% các dị tật bẩm sinh. Có thể chẩn đoán trước khi đẻ bằng siêu âm, bệnh hay gặp ở phụ nữ khi mang thai mắc bệnh cúm, nghiện rượu...
Tổn thương giải phẫu bao gồm: - Thông liên thất cao, quanh màng.
- Hẹp phổi: đường ra thất phải, van động mạch phổi, thân hoặc nhánh động mạch phổi. - Động mạch chủ giãn to, cưỡi ngựa lên vách liên thất.
- Dày thất phải.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tứ chứng Fallot có tím, hồng cầu lớn hơn 6 triệu/mm\ động mạch phổi không nhỏ dưới 50% giá trị -> hình trụ theo diện tích cơ thể phẫu thuật bất cứ tuổi nào.
- Tứ chứne Fallot không có hẹp động mạch phổi, sửa toàn bộ từ 3 tháng tuổi.
- Những trường hợp tứ chứng Fallot đã phẫu thuật tạm thời trước đó, nay có chỉ định phẫu thuật sửa toàn bộ.
- Đối với những trường hợp nặng, vừa phẫu thuật 2 thì (điều trị tạm thời và điều trị triệt để).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot trong các trường hợp sau: 1. Tứ chứng Fallot động mạch phổi nhỏ.
2. Tứ chứng Fallot teo động mạch phổi. 3. Tứ chứng Fallot sơ sinh có cơn ngất tím. 4. Tứ chứng Fallot suy tim nặng, áp xe não.
5. Các cơ sở phẫu thuật không chuyên về tim, đặc biệt phẫu thuật tim bẩm sinh.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ chuyên khoa:
- Phẫu thuật viên được đào tạo cơ bản về phẫu thuật tim hở trẻ em. - Hội chẩn nội ngoại khoa trước khi quyết định phẫu thuật.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về bệnh, những tai biến, rủi ro do phẫu thuật, cũng như tiến triển tự nhiên nếu không phẫu thuật.
- Thăm khám và điều trị nội khoa tốt trước khi tiến hành phẫu thuật.
2. Phương tiện:
- Máy tim phổi nhân tạo cho trẻ em.
- Vật tư tiêu hao trong phẫu thuật tim bẩm sinh như: miếng vá nhân tạo hoặc mảnh ghép bảo quản đồng loài...
- Có đầy đú trang bị buồng hồi sức sau phẫu thuật tim trẻ em.
3. Người bệnh:
- Được chuẩn bị phẫu thuật theo đúng quy trình phẫu thuật tim hở.
- Giải thích rõ cho gia đình người bệnh phương pháp điều trị, các tai biến, nguy cơ và rủi ro trong phẫu thuật cũng như tiến triển tự nhiên nếu không phẫu thuật.
- Bố, mẹ, người giám hộ hoặc người bệnh kí cam đoan phẫu thuật. 4. Hồ sơ bệnh án : theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH