Đối tượng giáo dục là sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 74)

SV vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Sự hình thành và phát triển nhân cách SV được biểu hiện trên cả hai mặt sinh học và xã hội. Về mặt sinh học do SV chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất nên luôn có nhu cầu về vật chất và hoạt động lượng hóa vật chất. Về mặt xã hội SV luôn muốn tự thể hiện, tự khảng định mình nên xu thế là tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. SV có ưu điểm chung là tiếp thu nhanh những giá trị truyền thống và giá trị mới, có khả năng thụ cảm, khát vọng vươn tới lý tưởng, khao khát hiểu biết khám phá…Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên còn biểu hiện tính bồng bột, thiếu kinh nghiệm và đôi khi lệch lạc trong định hướng cuộc sống.

Nhu cầu lợi ích của SV là được học tập trong điều kiện tốt nhất, trong đó nhu cầu lợi ích tinh thần chiếm ưu thế nổi trội. Tuy nhiên, khi xét về hệ thống nhu cầu lợi ích của sinh viên sẽ thấy tính đa dạng và di chuyển nhanh hơn hệ thống nhu cầu lợi ích các giai tầng khác trong xã hội. Thứ nhất, là nhu cầu học tập chiếm vị trí nổi trội, tạo nên tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cao ở mỗi sinh viên. Thứ hai, là nhu cầu tình bạn, tình yêu hướng tới phẩm chất tốt đẹp trong quan hệ xã hội. Thứ ba, nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, góp phần tạo nên diện mạo nhân cách con người văn hóa trong SV. Thứ tư, nhu cầu sinh hoạt cá nhân, trong điều kiện kinh tế thị trường do hoàn cảnh khác biệt dẫn đến nhu cầu khác biệt và nảy sinh mức sống và lối sống có sự khác biệt nhất định. Đây chính là những yếu tố tạo nên vai trò chủ thể tiếp nhận, tác động phản hồi đến giáo dục GTVH tinh thần TTDT.

Sự tác động của môi trường tự nhiên, xã hội và các nhân tố khách quan đến sự hình thành, phát triển NCSV diễn ra thường xuyên trên các phương diện thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, năng lực nhận thức và năng lực hành động. Theo nguyên lý vận động là một quá trình tự thân. Do đặc tính cá thể nên sự tiếp nhận ảnh hưởng của SV là không giống nhau. Vì vậy, trong sự phát triển năng lực, phẩm chất của con người SV, các nhân tố khách quan dù có quan trọng đến đâu cũng không thể thay thế được nhân tố chủ quan, không thể thay thế được sự tự giác học tập, rèn luyện mọi mặt của SV.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có mang lại hiệu quả hay không, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò của chính bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục. Vai trò đó thể hiện rõ ở thái độ của SV trong nhận thức về “sự học”, học kết hợp với tự học, không ngừng tìm tòi say mê nghiên cứu, sáng tạo trong khi học có thầy hay khi tự học. Với vai trò đối tượng giáo dục, SV cần biết cách chuyển hóa kiến thức thầy cung cấp thành kiến thức của mình. Khả năng nhận thức và thái độ học tập tích cực, tự giác của SV sẽ giúp SV chủ động, năng động, sáng tạo trong học tập và học tập tốt. Đặc biệt, từ nhận thức đến quá trình hình thành thái độ học tập tích cực, tự giác sẽ giúp SV xây dựng động cơ học tập đúng đắn, ổn định tự tin, vươn xa tầm nhìn. Vì

vậy, SV cần được “Phát huy tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo của SV, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, nghề nghiệp” [18, tr.109].

Vấn đề ở đây, giáo dục GTVH tinh thần TTDT không thuần túy là trang bị tri thức mà còn là tác nhân nuôi dưỡng, thẩm thấu phẩm chất tốt đẹp cho quá trình hình thành phát triển NCSV, không phải môn học nào cũng tạo được lợi thế như vậy. Vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục và đẩy mạnh giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV nhằm định hướng giá trị phù hợp là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho SV có được nhận thức và động cơ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân.

3.1.2. Những nhân tố khách quan tác động đến giáo dục giá trị vănhóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 74)