Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 71)

Tinh thần lạc quan là một phẩm chất quý báu của dân tộc Việt Nam. Đó là một dân tộc luôn ngẩng cao đầu, không chịu khuất phục trước mọi sự đe dọa. Họ luôn tìm thấy trong mọi sự việc hằng ngày những lý do để sống có ý nghĩa, có ích. Bản tính đó của người dân Việt rất đáng quý, trong gian khó họ không bi lụy, trong đói kém họ vẫn san sẻ cho nhau sự yêu thương. Họ sống trong tình cảm hòa đồng và luôn lạc quan hướng đến một tương lai tươi sáng. Cuộc đời chẳng có gì mà phải ưu sầu, buồn tủi cứ hãy sống với những tâm niệm tốt, sống đúng với bản chất thì không lo gì khốn khổ mãi “ai giàu ba họ, khó ba đời”. Con người Việt luôn có một ý chí, một nghị lực, một sức sống kì diệu để vượt qua tất cả những trở ngại, gian nguy không bao giờ khuất phục “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Dù nghèo khó nhưng họ luôn lạc quan, lấy phẩm chất, đạo đức để sống với nhau với tâm niệm tiền bạc là phù du, có đó rồi mất, chỉ có tình nghĩa mới còn mãi.

Lạc quan,từ này trong tiếng Việt nghĩa là một thái độ có tính chất triết lý xã hội và nhân sinh dựa trên một nhận thức nhất định về cuộc sống. Theo đó, Lạc quan là nhận định chủ quan về một kết quả trong tương lai dựa trên những tri thức, tư duy logic của một chủ thể đánh giá, nhưng kết quả theo chiều hướng tốt đẹp, có lợi cho đối tượng đang được xem xét.Con người lạc

quan là con người biết vượt lên chính mình, vượt lên những phản ứng nóng giận tự nhiên, những ganh ghét đố kị, bỉ ổi tầm thường. Thái độ lạc quan có thể dễ dàng đưa con người xích lại gần nhau hơn, khi đó, những gì là nhỏ nhen, ích kỷ sẽ bị loại bỏ. Những gì là đẹp đẽ, cao thượng sẽ được tôn lên.

Giá trị tinh thần trong ca dao, dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam qua hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội mà còn phản ánh một thế giới quan của người lao động luôn tràn ngập tiếng cười, tràn ngập tình nhân ái và tinh thần lạc quan, yêu đời. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã rất có lý khi coi: Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Nó phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, về con người đầy sức sống và rất Việt Nam.

Tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp là một phẩm chất quý báu của người Việt Nam. Do vậy, giáo dục tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết. Điều kiện cần để có các phẩm chất đó là có tính hướng thiện, hướng về cái đẹp, cái tốt vì vậy cần giáo dục đạo đức, tính nhân bản, khơi dậy lòng lương thiện trong con người SV. Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp là giúp SV có thể tự tin, hòa đồng, nỗ lực vươn lên trong những điều kiện khó khăn về mọi mặt. Giáo dục cho SV nhận thức và phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân trước gia đình, nhà trường, xã hội và tích cực hoàn thiện NC của mình.

Kết luận chương 2

Các giá trị văn hóa tinh thần được truyền lại cho các thế hệ đời sau thì gọi là các GTVH tinh thần TTDT. Các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh để dân tộc ta đồng hành cùng nhân loại. Vì vậy vai

trò tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đến việc hình thành, phát triển nhân cách SV Việt Nam ngày nay là một tất yếu khách quan.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách. Theo đó, nhân cách của SV được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục.

Hiệu quả của giáo dục nhân cách SV phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận dụng những giá trị truyền thống vào hoàn cảnh xã hội mới để đạt mục đích đề ra. Nghiên cứu nhân cách và tính quy luật của sự hình thành và phát triển nhân cách SV có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần nâng cao nhận thức cho SV trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đó trong hoàn cảnh lịch sử mới, khắc phục những quan điểm, thái độ lạc hậu, sai trái đối với các GTVH tinh thần TTDT đang tồn tại trong một bộ phận SV nước ta hiện nay.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực trong việc truyền lại cho SV là thế hệ đang trưởng thành những giá trị đặc sắc mà các thế hệ trước tạo ra. Đó là: Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; Đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị và trung thực; Truyền thống hiếu học; Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp, sáng tạo trong cuộc sống.

Trên cơ sở đó giúp nhận ra chân GTVH tinh thần TTDT, ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong xã hội hiện đại và giúp hình thành, phát triển nên NC tốt đẹp cho SV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 71)