Đảm bảo sự thống nhất giữa truyền thống với hiện đại, kế thừa với đổi mới trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 115)

thừa với đổi mới trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

Gắn truyền thống với hiện đại, kế thừa với đổi mới, kế thừa trên cơ sở đổi mới và đổi mới trên cơ sở kế thừa chính là biện chứng của sự phát triển. Một trong những hạn chế, bất cập của giáo dục cao đẳng, đại học nước ta trong những năm qua là chưa phát huy tốt các giá trị truyền thống, đồng thời chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thành tựu giáo dục và đào tạo của thế giới. Nghĩa là, chưa kết hợp tốt yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại học.

Vấn đề kết hợp, tự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại là tự nó, do nó, chịu tác động của quy luật khách quan trong quá trình hình thành và phát triển xã hội. Theo Lê nin, quá trình lao động đã làm tăng dần ý thức hệ và chính ý thức hệ của con người lại tác động vào điều kiện tự nhiên một cách có chủ ý, có hệ thống. Tương tự với biện chứng như vậy, mỗi SV sẽ đóng vai trò là những phân tử tương tác, phản ứng trực tiếp để có hệ quả sau một khoảng thời gian sẽ chuyển hóa thành chất mới trong nhân cách. Với vai trò định hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giáo dục cần có phương pháp thích hợp để không vi phạm tính quy luật khách quan, nhưng lại là nhân tố xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình tạo thành mộtChất mới nhân cách sinh viên truyền thống và hiện đại.

Tại hội nghị lần thứ năm ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta nhấn mạnh: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh trên thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Vì vậy, các GTVH tinh thần TTDT muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải được đổi mới, phải mang hơi thở thời đại, phải gắn với thực tiễn đầy biến động. Đổi mới không phải để xa cội nguồn dân tộc mà là làm cho các GTVH tinh thần TTDT, tiếp tục được tỏa sáng, thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội; làm cho

các giá trị đó đứng vững, đủ sức đề kháng với những biến đổi phức tạp, khó lường trong thế giới ngày nay. SV cần phải có cái nhìn vào thực tại và tầm nhìn ở tương lai, cần nhận thức đượcPhát huy là ta sẽ làm tốt hơn, nhân rộng hơn những gì đã được khẳng định là đúng đắn, hợp lý và SV cần phải có được điểm này trong và sau khi được giáo dục về GTVH tinh thần TTDT.

Cần đảm bảo tính thống nhất giữa truyền thống và hiện đại bởi xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhân cách con người Việt Nam “Về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [20, tr.126]. Việc bảo đảm tính thống nhất giữa truyền thống với hiện đại, giữa kế thừa với đổi mới trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT để góp phần hình thành NCSV phát triển toàn diện “đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện, sáng tạo”, “Sinh viên 5 tốt”; “Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo lời Bác như Đại hội đại biểu toàn quốc Hội SV Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013 - 2018) đã đề ra.

4.1.3. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên Việt Nam hiện nay là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)