Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, chủ động phòng, chống, bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong một bộ

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 138)

động phòng, chống, bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong một bộ phận sinh viên

Trường đại học là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục SV trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh. Học đường mà thiếu văn hóa học đường thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị tri thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Những thành tựu và tính ưu việt trong việc xây dựng nhân cách văn hoá của nền giáo dục, của hệ thống nhà trường, của môi trường văn hoá học đường là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận trong bối cảnh hiện nay, môi trường văn hoá học đường cũng đang có những biểu hiện không bình thường, tạo nên các khoảng trống, làm cho một bộ phận sa sút, một số mặt xuống cấp. Đó là sự không minh bạch, gian dối trong trong việc dạy, học và thi cử, là sự sa ngã nhân phẩm của một số nhà giáo và SV…Vì vậy xây dựng văn hóa học đường là một nhiệm vụ rất quan trọng và có tính cấp bách đối với từng nhà trường.

Môi trường giáo dục nói chung, giáo dục cao đẳng, đại học mang theo dấu ấn văn hóa có tính đặc thù gọi là văn hóa học đường. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhìn một cách tổng thể, văn hóa học đường trong môi trường giáo dục cao đẳng, đại học bao gồm những giá trị và chuẩn

mực chung được biểu hiện thành những nguyên tắc sống, những nguyên tắc ứng xử có tác dụng chỉ dẫn hành vi của mọi cá nhân trong nhà trường.

Môi trường văn hóa học đường phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môi trường giáo dục, môi trường tâm lý, ứng xử, giao tiếp… mà mỗi thành viên trong đó đều có nhiều hoạt động thể hiện mình. Môi trường đó cũng là nơi chốn (thời gian, không gian) với các đối tượng mà mọi người trong xã hội khách quan đều nhìn thấy, đánh giá và cảm nhận được. Văn hóa học đường trong các trường cao đẳng, đại học là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính nguyên tắc đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Trường học là một tổ chức, sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong nhà trường lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung. Đó là nghi thức, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết, cùng nhau bảo vệ, không làm tổn hại danh dự uy tín chung của nhà trường…Có thể nói, đó là văn hóa tổ chức, yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó hiện diện trong khắp các hoạt động của nhà trường.

Văn hóa học đường lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, giúp mọi thành viên trong nhà trường quan tâm đến chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp cho SV có kỹ năng tự xây dựng một hệ giá trị lành mạnh, đúng hướng cho cuộc sống tương lai của mình, xác lập cho mình một lẽ sống, lý tưởng sống đúng đắn. Văn hóa học đường là một khái niệm động, khi những chuẩn mực, giá trị xã hội thay đổi, văn hóa học đường cũng sẽ có những đổi thay.

Công bằng mà nói, giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Trong nhiều

nguyên nhân có nguyên nhân của những hạn chế yếu kém về văn hóa học đường. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đã xâm nhập vào nhà trường làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa học đường hiện nay.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV cần được tiến hành đồng thời với xây dựng tác phong công nghiệp văn minh, hiện đại chủ động hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra là một mặt tiếp nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, mặt khác, lấy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc làm nền tảng.

SV phải biết trân trọng những giá trị của bản sắc văn hoá dân tộc mình, đồng thời biết tiếp thu những cái hay, cái đẹp của giá trị thời đại để làm giàu cho tàng văn hoá dân tộc. Những giá trị thời đại đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, thế giới quan và nhân sinh quan, đạo đức mới của giai cấp công nhân hiện đại. Đó là những tiến bộ, thành tựu về văn hoá tinh thần của toàn nhân loại. Đó là những yêu cầu của sự đổi mới tư duy trong mỗi con người. Và đó còn là yêu cầu xây dựng những tình cảm mới, tình yêu đất nước, yêu nhân dân, tinh thần quốc tế vô sản chân chính. Sự kết hợp giữa những giá trị lịch sử truyền thống dân tộc và giá trị thời đại không phải là sự kết hợp chủ quan, mà chính là một sự nhào trộn và phát triển những phẩm chất ưu việt của con người trước những yêu cầu và điều kiện khách quan hiện đại, khắc phục những chỗ yếu, bổ sung chỗ thiếu sót, lựa chọn những cái mới phù hợp, phát huy những điểm mạnh trên bình diện mới. Mỗi một phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong thời đại ngày nay đều phải đánh giá lại và phát triển lên, vì nó mang một ý nghĩa mới. Và mỗi giá trị thời đại có tính nhân loại, quốc tế cũng cần phải được Việt Nam hoá, dân tộc hoá, nghĩa là gắn với giá trị lịch sử, lấy đó làm cái nền.

Để xây dựng văn hóa học đường theo các chuẩn mực giá trị truyền thống và hiện đại, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây:

Một là, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn mực văn hóa và quy tắc ứng xử. Chú trọng đến xây dựng uy tín, vị thế, thương hiệu của trường bằng chất lượng đào tạo, nếp sống văn hóa học đường, nét truyền thống qua logo

biểu tượng, đồng phục, nghi thức, bài hát, ngày truyền thống... Xây dựng văn hóa học đường là xây dựng hệ giá trị giáo dục trong mỗi trường học. Đó là các nội dung văn hóa cụ thể được định danh rõ ràng, kết quả có thể kiểm tra đánh giá được. Thực chất của việc làm này là chuyển hóa vốn học vấn thành vốn văn hóa tức là đi từ kiến thức, kỹ năng thành thái độ, giá trị nhân cách. Đối với SV con đường để hình thành, phát triển nhân cách văn hóa là thông qua dạy chữ, dạy người, dạy nghề, dạy kỹ năng sống, giá trị sống cho họ.

Văn hóa học đường chịu nhiều ảnh hưởng của lãnh đạo nhà trường. Họ phải thấy rõ bản chất, vai trò, những yếu tố cơ bản của văn hóa học đường thì mới có tư duy ý tưởng, mới chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động này có hiệu quả ở cơ sở trường học của mình.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa theo tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường, cảnh quan. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ cổng, hàng rào, bảng tên trường, giảng đường, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều toát lên nét văn hóa của trường học. Trong tình hình hiện nay nhiều trường cao đẳng, đại học còn khó khăn về cơ sở vật chất, đó cũng là những hạn chế nhất định cho xây dựng môi trường, cảnh quan sạch, đẹp, nhưng không phải vì vậy mà cứ đợi đến khi nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ rồi mới xây dựng văn hóa môi trường. Giáo dục văn hóa đặt trong văn hóa môi trường phi văn hóa sẽ là phản cảm.

Ba là, thực hiện tốt các phương châm ứng xử văn hóa học đường.

Văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Trước hết đó là cách ứng xử của người thầy với SV thể hiện bằng sự quan tâm đến SV, biết tôn trọng lắng nghe SV, biết phát hiện ra ưu điểm, nhược điểm của từng SV để chỉ bảo… Người thầy phải luôn thể hiện là tấm gương sáng cho SV noi theo. Ứng xử của SV với người thầy của mình thể hiện bằng sự kính trọng, yêu quí của người học trò với thầy dạy, hiểu được những chỉ bảo giáo dục của thầy và thực hiện điều đó tự giác, có trách

nhiệm. Ứng xử giữa lãnh đạo nhà trường với giáo viên, nhân viên thể hiện là người lãnh đạo có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng cấp dưới, xây dựng được bầu không khí tin cậy, hiểu biết. Ứng xử giữa các đồng nghiệp, SV với nhau phải thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau. Văn hóa ứng xử có thể diễn đạt cụ thể hơn cả từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, tác phong, lễ tiết thể hiện sự văn minh lịch thiệp nhằm xây dựng một môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.

Bốn là, tổ chức có hiệu quả các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao. Tổ chức các hoạt động xã hội như “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Hiến máu nhân đạo”, quyên góp, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt...Những hoạt động trên sẽ giúp SV củng cố và bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người, từ đó có ý thức gìn giữ phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thành quả to lớn mà lớp lớp cha ông ta đã tạo dựng nên.

Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao là nhằm phát huy thế mạnh trên lĩnh vực này để thu hút tập hợp SV. Các hình thức hoạt động này rất đa dạng, phong phú như: tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu; tổ chức hội diễn “tiếng hát SV”, “vẻ đẹp nữ sinh”, “nữ sinh thanh lịch”, hội trại SV, khiêu vũ, sáng tác thơ văn SV, phát hành ấn phẩm trang nội san SV định kỳ, duy trì các hình thức bảng tin của đoàn Trường, tham gia các diễn đàn, các sinh hoạt offline, gặp gỡ các bloger, các cư dân trẻ trên mạng Internet, các câu lạc bộ, fan hâm mộ... Qua các hoạt động trên đẩy mạnh phong trào thi đua rèn luyện và học tập trong SV.

Tổ chức các hoạt động dã ngoại gắn với giáo dục truyền thống về cội nguồn, thăm những khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, bảo tàng, lễ hội, di tích về danh nhân, những công trình văn hoá. Các hoạt động này rất bổ ích, hấp dẫn và thật sự là cầu nối giữa lý thuyết với thực hành, giữa nhà trường với đời sống xã hội. Các hoạt động đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống dân tộc cho SV.

Tổ chức phong trào tự quản của sinh viên, xây dựng nếp sống văn hoá trong ký túc xá. Thành lập các tổ xung kích an ninh giữ gìn trật tự, thi đua “xây dựng ký túc xá tự quản”, “phòng học sạch đẹp”, “phòng ở kiểu mẫu”, “nói lời hay làm việc tốt”; phát huy tính tự quản của SV trong việc cam kết không tàng trữ và tham gia vận chuyển ma tuý, không sử dụng ma tuý, không mắc nghiện ma tuý và các tệ nạn xã hội khác.

Năm là, đưa “xây dựng văn hóa học đường” thành tiêu chí thi đua Làm bất cứ công việc gì muốn đạt kết quả cũng cần có động lực. Động lực có được là từ thi đua. Vì vậy việc đưa nội dung xây dựng văn hóa học đường thành tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm của nhà trường là rất cần thiết nhằm khích lệ động viên phong trào thi đua xây dựng văn hóa học đường không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng. Phong trào phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của nhà trường thực sự thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo cán bộ, giảng viên và SV, sự chỉ đạo kịp thời sát sao của đảng uỷ, ban Giám hiệu, sự phối hợp chủ động, tích cực của đoàn thanh niên và hội SV. Việc đánh giá, tổng kết các phong trào thi đua phải được tiến hành một cách công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời, tạo sự tác động tích cực đến mỗi cán bộ, giảng viên, SV.

Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng có tính quyết định nhất vẫn là vai trò chủ thể của nhà trường và của SV. Xây dựng văn hóa học đường chính là đưa những nội dung, giá trị chuẩn mực văn hóa vào hoạt động sống hàng ngày của SV, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa vừa tác động tích cực đến nhân cách của SV.

Trên cơ sở xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh theo các chuẩn mực giá trị truyền thống và hiện đại, chúng ta cần phải tích cực và chủ động phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội, các thói hư tật xấu trong một bộ phận SV. Có như vậy mới đạt tới đích giáo dục con người toàn diện, để hình thành, phát triển nhân cách văn hóa cho SV. Đa số SV vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, cần cù, sáng tạo,

sống có bản lĩnh, biết gắn kết giữa cống hiến và hưởng thụ, có chí lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận SV có lối sống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, tinh thần, truyền thống dân tộc.

Phải công bằng mà nói, SV còn có những mặt chưa tốt cũng do một phần không nhỏ bởi xã hội to lớn bên ngoài cổng trường còn quá nhiều điều chưa tốt thường xuyên dội vào nhà trường. Niềm tin của SV bị lung lay còn bởi một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền (kể cả trong nhà trường) nói hay nhưng làm chưa hay, nói một đằng làm một nẻo. Tuổi trẻ hôm nay không dễ ngoan ngoãn ngồi khoanh tay cho ai muốn nhồi vào đầu mình cái gì cũng được, mà họ có quyền nhận hay từ chối trên cơ sở phán định của chính mình và tự tìm ra cho mình một đáp án, một hướng đi phù hợp, sáng tạo. Đây hẳn là một xu thế bởi tác động toàn cầu, tư tưởng tự do dân chủ (xin hiểu theo đúng nghĩa tích cực) và không nên xem thường. Trước thực tế trên đối với các trường, một mặt phải chủ động, tích cực xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, đồng thời phải tích cực và chủ động phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu trong một bộ phận SV.

Xây và chống là hai mặt biện chứng của quá trình giáo dục NCSV theo các chuẩn mực giá trị truyền thống và hiện đại. Để xây dựng thành công môi trường văn hóa học đường, các trường cao đẳng, đại học cần tập trung thực hiện một số nội dung chủ yếu như sau:

Một là, trang bị cho SV một lập trường thế giới quan khoa học và một phương pháp luận đúng đắn thông qua giáo dục GTVH tinh thần TTDT, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp SV biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Hai là, quan tâm chăm sóc, giáo dục toàn diện thế hệ trẻ SV hôm nay

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)