Sinh viên và vai trò sinh viên trong đời sống xã hộ

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Students”. Ở Việt Nam, SV là một bộ phận thanh niên tuổi đời chủ yếu từ 18 đến 25, được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Hoạt động chính của SV là học tập và rèn luyện để trở thành những người lao động vừa có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức

khỏe; có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp- như điều 5 Luật Giáo dục Đại học (năm 2012) đã đề ra.

Để hiểu được NCSV và quá trình hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay ta cần xác định rõ vị trí, vai trò của họ.

Nói đến vị trí xã hội của SV là nói đến vị thế, chỗ đứng và mối quan hệ của họ trong xã hội. Theo cách hiểu đó, mỗi SV không phải chỉ có một mà có nhiều vị trí xã hội khi xét họ trong các mối quan hệ khác nhau…Cách hiểu vị trí xã hội của SV cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ SV chưa có được vị trí độc lập trong một hệ thống nhất định của nền sản xuất xã hội, hoạt động cơ bản của họ vẫn là học tập. Do đó, “vị trí thực” của SV tuỳ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực phấn đấu và nghị lực vươn lên của bản thân họ trong suốt quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường và ngoài xã hội. Hôm nay họ còn là SV, ngày mai họ sẽ trở thành những trí thức trẻ, những người lao động tự chủ, những chuyên gia lành nghề trên một lĩnh vực nào đó…và “vị trí thực” của họ lúc đó mới được xác định [53, tr.47-48].

SV tự biểu hiện và tự khẳng định mình với tư cách cá nhân, cá thể và chủ thể mang NC mà điều hệ trọng nhất đối với họ là xác định lý tưởng, lẽ sống, lựa chọn và theo đuổi những giá trị của cuộc sống, từ đó có niềm tin, tình yêu, sự nghiệp và hạnh phúc. Sự trưởng thành xã hội của SV còn được thể hiện ở tư cách người công dân trẻ tuổi, có nghĩa vụ xã hội và trách nhiệm pháp lý. Ưu điểm và tính tích cực của SV là thuộc về bản chất của những người trẻ tuổi có tri thức. Nhược điểm và những hạn chế của họ cũng thường là hợp lẽ tự nhiên của những cá thể đang trưởng thành. Sinh viên Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Phong trào của SV trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, chỉ khác nhau ở mục tiêu cụ thể còn truyền thống vẫn là tinh thần tình nguyện xung kích. Nếu như các thế hệ SV thời chống Mỹ có phong trào “Xếp bút nghiên

lên đường chiến đấu”, “Hát cho đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi hát”,“xuống đường”,… anh hùng Lê Mã Lương từng nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” thì ngày nay SV lại có phong trào “tình nguyện đi xoá đói giảm nghèo”,“Trí thức trẻ về phục vụ nông thôn, miền núi”... và SV xác định phải học tập,rèn luyện đạt kết quả thật tốt để cống hiến tài năng và trí tuệ của mình cho tương lai phát triển đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong bài phát biểu tại Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX (2013) đã chỉ rõ: Học sinh, sinh viên là những thanh niên ưu tú có tri thức, là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên có vai trò và trách nhiệm to lớn, phải ra sức học tập thật tốt, bắt kịp những bước tiến, trình độ, tri thức của thời đại để gánh vác trọng trách của mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)