Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 108)

Những hạn chế yếu kém trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV trong những năm qua có những nguyên nhân của nó, xuất phát từ cả phía chủ thể và khách thể.

Thứ nhất,từ vai trò chủ thể giáo dục

Nhận thức của các cấp lãnh đạo về vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV đã có chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, việc hiện thức hóa nó trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế hiện nay thì vẫn chưa thật đầy đủ. Nhận thức về xây dựng và phát triển đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ nói chung, SV nói riêng còn mang tính chủ quan, tiêu chuẩn còn xa thực tế, khó thực hiện trong thực tiễn. Khi mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng thì giáo dục về GTVH tinh thần TTDT trong các trường đại học, cao đẳng còn bị xem nhẹ hơn.

Công tác chỉ đạo, tiến hành giáo dục GTVH tinh thần TTDT của các trường cao đẳng, đại học còn nhiều hạn chế, bất cập về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức; chưa thường xuyên khơi dậy được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm của SV. Các hoạt động có tính chất tuyên truyền, giáo dục truyền thống của tổ chức Đoàn, Hội SV có lúc, có nơi chưa thiết thực, còn nặng về hình thức, thiếu tính bền vững và nề nếp.

Thứ hai, từ bản thân SV với tư cách đối tượng giáo dục

Một bộ phận SV không tự ý thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV, chỉ thấy hiện tại mà không thấy quá khứ và sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại và hướng tới tương lai. Từ nhận thức lệch lạc dẫn đến một bộ phận SV thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu, dễ bị lôi kéo, kích động theo lối sống thực dụng, buông thả, coi thường đạo lý và pháp luật, quay lưng lại với truyền thống.

Thứ ba,tác động, ảnh hưởng từ hệ luỵ của Internet và mạng xã hội. Bên cạnh tiện ích, Internet và viễn thông nói chung, mạng xã hội và điện thoại di động nói riêng để lại hệ lụy như: phát tán tài liệu, bài viết, hình ảnh, clip… có nội dung không lành mạnh, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc là nguyên nhân góp phần tạo nên thói hư tật xấu cho một bộ phận giới trẻ trong đó có SV thời gian qua…Mạng xã hội và viễn thông còn bị kẻ địch lợi dụng để thực hiện “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc bóp méo sự thật lịch sử, nói xấu chế độ, Đảng và nhà nước ta...đã tác động xấu đến một bộ phận giới trẻ trong đó có SV. Đây thực sự là một thách thức trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường

Bên cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó gây tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc, đến đạo đức, nhân cách, lối sống con người. “Kinh tế thị trường đã làm bung ra và phơi bày mọi mối quan hệ xã hội, mọi bí ẩn ẩn giấu lâu nay. Nó đặt lại vấn đề một cách cơ bản từ quan niệm lý luận đến xây dựng con người, đạo đức, lối sống, nhân cách” [5].

Nhà nước có chủ trương mở rộng ngành nghề đào tạo và xuất hiện các chủ thể đào tạo mới là hợp lý trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên từ đây cũng nảy sinh cách hạch toán lợi ích lấn át mục đích đào tạo. Những hiện tượng chạy theo đồng tiền mà không tính đến chất lượng giáo dục đã xuất hiện trong một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy. Một bộ phận

SV do theo đuổi lối sống ăn chơi không biết lựa chọn, sàng lọc, bỏ bê việc học lao vào những cuộc tình, những toan tính không lành mạnh, lối sống lập dị, đua đòi đánh mất bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tuy nhiên, từ phân tích trên cần chỉ rõ nguyên nhân của những nguyên nhân hạn chế yếu kém trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV những năm qua phần chủ yếu là thuộc về chủ thể giáo dục. Công bằng mà nói, không thể đổ lỗi tất cả những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của nó là thuộc về trách nhiệm các trường cao đẳng, đại học. Bởi việc hoạch định chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới giáo dục đào tạo là thuộc về Đảng, nhà nước và trực tiếp là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tác giả đồng tình với ý kiến “Làm gì thì điều cuối cùng cũng là con người, chủ thể giáo dục” [69]. Chủ thể giáo dục ở đây gồm 5 ngôi theo thứ tự tầm quan trọng, đó là: Nhà nước, nhà trường, nhà giáo, nhà mẹ (gia đình), nhà học (người học). Cả 5 chủ thể này phải làm công việc của mình và làm tốt công việc của mình thì bất cứ Nghị quyết nào, bất cứ Luật nào ra mà tốt thì nền giáo dục sẽ tốt.

Vấn đề đặt ra hiện nay, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa cả về nhận thức, tầm nhìn, chiến lược giáo dục, về bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Do đó, yêu cầu của giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành và phát triển NCSV Việt Nam hiện nay đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả xã hội, nhất là vai trò chủ thể giáo dục của các trường cao đẳng, đại học cần được tăng cường, phát huy nhiều hơn nữa.

Kết luận chương 3

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV chịu sự ảnh hưởng, tác động của các nhân tố chủ quan là nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên, gia đình và sinh viên; các nhân tố khách quan là yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc, môi trường kinh tế xã hội và quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa của đất nước. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV trong những năm gần đây đã

đạt được những kết quả nhất định. Vai trò chủ thể giáo dục GTVH tinh thần TTDT của Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội đã được phát huy. Sự chủ động, tự giác của SV trong học tập, tiếp thu GTVH tinh thần TTDT đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách SV.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT vẫn còn bộc lộ những mặt hạn chế cả về nhận thức, tư duy, hành động, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và thiếu một sự kết gắn cần thiết giữa các môi trường giáo dục. Một bộ phận SV chưa có ý thức rèn luyện, còn có lối sống tự do buông thả, coi thường pháp luật. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập. Nhiều trường cao đẳng, đại học vẫn chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất, tiêu chí môi trường văn hóa học đường. Kết quả phòng chống tiêu cực trong trường học còn nhiều hạn chế…

Thực tiễn giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong việc hình thành và phát triển NCSV hiện nay cho thấy những vấn đề đang đặt ra. Đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV với những hạn chế, bất cập từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV với những hạn chế về mặt nhận thức và thái độ của một bộ phận SV trong việc giữ gìn và phát huy các GTVH tinh thần TTDT. Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa tới việc giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Những mâu thuẫn, bất cập trên đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ hơn quan điểm định hướng và một hệ thống giải pháp đáp ứng, cùng với sự quan tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo, của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể chính trị, của sinh viên và cả xã hội.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)