Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc ViệtNam

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Từ phân tích trên đi đến nhận thức: Giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam là những giá trị đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, thể hiện tính ổn định, bền vững và được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Với Việt Nam, GTVH tinh thần TTDT đã tạo nên sức mạnh to lớn trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Dù bị ngàn năm đô hộ nhưng dân tộc Việt không những không bị đồng hóa mà vẫn giữ vững bản sắc của mình, thậm chí còn làm cho bản sắc văn hóa đó trở nên phong phú và sâu sắc hơn. Ở một góc độ khác, thậm chí có mặt, “Người Hán đã vay mượn rất nhiều, rất cơ bản ở văn minh Bách Việt mà họ thống trị” [23, tr.179-180]. Như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có nhận xét khá sâu sắc “Chỉ có tư duy biện chứng và

sự khôn ngoan lịch lãm rút ra từ máu và nước mắt của nhiều thời đại lịch sử người ta mới đủ bản lĩnh kết hợp thành những yếu tố tưởng như không thể kết hợp được thành sức mạnh lâu dài của dân tộc” [23, tr.128].

Theo Nguyễn Hồng Phong, tính cách dân tộc gần như là tất cả nội dung của GTVH tinh thần TTDT, bao gồm: “Tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần kiệm; giản dị; thực tiễn; tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, lạc quan” [55, tr.453-454]. Trần Văn Giàu đã nhấn mạnh các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam là: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [27, tr.94]. GS Vũ Khiêu cho rằng, truyền thống nổi bật nhất của dân tộc ta là: “Lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc” [38, tr.74].

Những GTVH tinh thần TTDT được Đảng ta kế thừa và phát triển thành tư tưởng chỉ đạo cách mạng nước ta trong “Đề cương văn hóa Việt Nam”:

Cách mạng văn hóa ở Việt Nam phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển; mới có thể đưa văn hóa Việt Nam tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới; Phải tiến lên thực hiện cách mạng xã hội ở Việt Nam gây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [57].

Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, văn hóa luôn được Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh phát triển “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý, đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao động... Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng, nhân ái” [4, tr.56]. Và đường hướng văn hóa xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội đã được thể hiện trong cương lĩnh Đại hội XI (2011) của Đảng: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [20, tr.75,76].

Từ quan điểm của Đảng ta và kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bước đầu có thể xác định các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam cơ bản bao gồm: 1.Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; 2. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; 3.Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; 4.Đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực; 5.Truyền thống hiếu học; 6.Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp. Trong đó, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật; chủ nghĩa yêu nước là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng, những giá trị khác mang tính phổ biến là những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Yêu nước là sức mạnh tiềm tàng, là khát vọng hòa bình, độc lập, tự do thường trực trong lòng dân tộc. Chủ nhĩa yêu nước tạo năng lực nội sinh to lớn, sức mạnh vô địch của cộng đồng dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Yêu nước cũng là phẩm chất cơ bản và hàng đầu khi nói đến cốt cách, tâm hồn, bản lĩnh, khí phách tạo nên niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Nhà sử học Mỹ Larry Berman trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6/2008 đã thẳng thắn thừa nhận “Nước Mỹ đã thua Việt Nam vì không hiểu được lịch sử văn hóa Việt Nam”.

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

Lịch sử dân tộc Việt Nam được khởi đầu bằng huyền thoại “con rồng cháu tiên”. Con người luôn có ý thức về quan hệ huyết thống và ý thức về tình

làng nghĩa xóm. Tinh thần cố kết cộng đồng làng lớn đến mức có lúc “phép vua thua lệ làng”. Đến khi làng không đủ sức giải quyết những việc lớn thì các làng tập hợp nhau lại thành Nước. Muốn sinh tồn, lẽ đương nhiên cả con người, làng và Nước đều cần phải đoàn kết cộng đồng để đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, để thêm sức mạnh chống thiên tai, giặc dã. Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng tộc, đồng hương...và tất yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm cả nước: Đồng bào. Tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức cộng đồng từ đó mà ra và trở thành truyền thống dân tộc.

Lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý

Nhân ái với người Việt Nam trước tiên thể hiện ở sự cố kết tình thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”. Với người dưng không nề hà “thương người như thể thương thân”...Lòng nhân ái, đã khiến con người Việt Nam trở nên bao dung, nhân nghĩa. Nghĩa được hiểu như sự hy sinh, xả thân vì lẽ sinh tồn của dân tộc, cộng đồng. Với người lầm lỡ “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, ngày nay “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Và chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc có khả năng dung hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại. Tất cả nói lên đức tính cao đẹp của sự nhân ái, lòng bao dung, hướng thiện của con người Việt Nam.

Đức tính cần cù, sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực

Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Lao động cần cù như một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc. Trong sự đấu tranh gian khổ với thiên nhiên, với cuộc sống luôn bị kẻ thù xâm lăng, lao động cần cù sáng tạo đã trở thành một phẩm chất không thể thiếu đối với con người ViệtNam. Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tâm thức con người qua lẽ sống, qua cách ứng xử khiêm tốn, giản dị, trung thực và đã trở thành phương châm sống của các thế hệ con người Việt Nam.

Truyền thống hiếu học

Hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao của dân tộc ta. Ông bà ta xưa dù nghèo khó mấy cũng cố cho con đi

học kiếm dăm ba chữ để làm người, lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Sự hiếu học ấy đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, đức cao, đạo trọng. Dù xuất thân mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Cùng không ít gia đình, dòng họ, làng xã hiếu học trên khắp mọi miền đất nước,với “truyền thống tôn sư trọng đạo” trở thành nét văn hóa tiêu biểu của người Việt xưa và nay. Và hiếu học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp

Trần Văn Giàu cho rằng, lạc quan yêu đời là một đức tính lớn có từ thời thiên cổ. “Tứ bất tử” trong tâm thức người Việt hiển hiện rất rõ điều này. Một Tản Viên Sơn thần tiêu biểu cho tinh thần lạc quan chiến thắng thiên tai; một Thánh Gióng tiêu biểu cho tinh thần lạc quan chống giặc ngoại xâm; một Chử Đồng Tử tiêu biểu cho tinh thần lạc quan về tình yêu, hôn nhân; một Liễu Hạnh tiêu biểu cho niềm lạc quan về cuộc sống tinh thần, phúc đức, thịnh vượng. Và niềm lạc quan dân tộc đã “chưng cất” thành chủ nghĩa lạc quan khi có Đảng, có chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi. Việt Nam là một dân tộc biết yêu cái đẹp và đến nay nhiều công trình văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn trường tồn là biểu tượng sinh động của tinh thần đó.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)