Phát huy vai trò người thầy trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 126)

tinh thần truyền thống dân tộc

Phát huy vai trò người thầy trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT thực chất là bàn về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức nhân cách đối với người giảng viên. Đứng trên bục giảng đường đại học, người giảng viên có yêu nước, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức trách nhiệm cao bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống thì mới thực sự là người chuyển tải tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt tới SV, đồng hành cùng SV đi trên con đường hướng tới nhân cách truyền thống và hiện đại.

Có thể thấy phẩm chất chuyên môn, đạo đức nhà giáo của giảng viên luôn đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học, tạo uy tín cho môi trường giáo dục cao đẳng, đại học. Đạo lý làm thầy, làm trò là chuyện đã được thừa nhận như luật định của mọi thời đại. Trò luôn soi mình vào tấm gương lớn là người thầy, một mẫu hình, một niềm tin để mỗi SV có ý thức, ý muốn đổi

thay chính mình. Ngoài cổng trường SV luôn bắt gặp những mặt trái bon chen, vụ lợi, ích kỷ, bất công, nhưng khi hướng về nhà trường vẫn tồn tại trong lòng họ sự tôn thờ, kính trọng thầy cô giáo của mình.

Năng lực chuyên môn của giảng viên là phần được coi trọng nhiều nhất trong phẩm chất của người thầy. Nó được biểu hiện ở thái độ, kiến thức, kỹ năng, hành vi, động cơ hoặc các đặc điểm cá nhân khác có vai trò thiết yếu để hoàn thành công việc giảng dạy hoặc quan trọng hơn là có thể tạo ra sự khác biệt về hiệu quả công việc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, chỉ rõ tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên “xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế... Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm...” [21]. Đa phần các trường cao đẳng, đại học hiện nay đều đánh giá năng lực chuyên môn của giảng viên thông qua trình độ học vấn. Bởi, trình độ học vấn là một thước đo định lượng, đánh giá người nắm giữ bằng cấp đạt được tiêu chuẩn ở trình độ nhất định. Giảng viên giảng dạy các môn có nội dung tích hợp GTVH tinh thần TTDT ngoài phẩm chất chính trị theo yêu cầu, cần phải đạt chuẩn về bằng cấp chuyên môn, am hiểu sâu sắc kiến thức về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc. Nếu một giảng viên có năng lực tốt nhưng không được bồi dưỡng, không tự trau dồi một cách thường xuyên thì kiến thức của họ sẽ dần bị lạc hậu. Để làm tốt công tác này, một mặt Nhà nước phải thường xuyên quan tâm chăm lo công tác bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại kiến thức cho đội ngũ giảng viên, mặt khác các giảng viên cần đầu tư thích đáng cả về thời gian lẫn công sức và sự nghiêm túc trong công việc. Nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu khoa học là công việc mang tính chuyên nghiệp giúp người thầy tìm kiếm, phát hiện bồi dưỡng chuyên môn, năng lực thực hành cho SV, giúp SV rèn luyện tư duy và phương pháp luận sáng tạo. Hoạt động đi thực tế cần phải coi là một nhiệm vụ, giúp người giảng viên có những trải nghiệm hữu ích và giúp họ có những định hướng thực tế hơn trong mỗi bài giảng. Giáo dục GTVH tinh thần TTDT

là một lĩnh vực gần gũi, gắn bó với thực tiễn nhất, giảng viên sẽ trở nên giáo điều khi thiếu hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống.

Đối với người giảng viên, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết của người thầy đứng trên bục giảng có tính chất quyết định đến hiệu quả, chất lượng của giờ học. Chính bởi vậy, người thầy phải biết huy động, chắt lọc vốn hiểu biết, vốn sống, tổng hợp tri thức và có cách chuyển tải phù hợp tới từng đối tượng SV “Phương pháp dạy học mới phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực cho người tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [58]. Mỗi vấn đề thầy nói ra phải rõ ràng sáng tỏ, vừa mang tính thời sự vừa gợi mở cho SV phát triển tư duy, điều đó mới thực sự gây được hứng thú đối với SV. Theo GS. Marc Jason Gilbert (Chủ tịch Hội Sử học thế giới) “khi dạy sinh viên không nên bắt các em học thuộc kiến thức mà quan trọng là ‘thách thức sinh viên với các quan điểm và góc nhìn khác nhau”, giúp họ hiểu các mối liên hệ của lịch sử văn hóa và kích thích niềm ham muốn tìm hiểu cội nguồn của người trẻ” [49]. Ví như, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi con người được khái quát chỉ bằng một câu “Tôi tự hào là người Việt Nam” như đã gợi mở phép giải cho SV về bài toán giáo dục GTVH tinh thần TTDT.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT hướng tới đích hình thành, phát triển nhân cách SV truyền thống và hiện đại rất cần tính minh bạch, thuyết phục, cảm hóa trong sự giao thoa, tương tác giữa thầy và trò. Tôn sư trọng đạo là người học trò thì phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Người thầy cũng phải tận tâm với việc dạy của mình và việc học của trò. Giải quyết tốt mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học là điểm then chốt cho chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hai mặt hoạt động trên đây chưa đồng bộ đang là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả quá trình dạy học hiện nay. Việc dạy học chỉ quan tâm chủ yếu đến cách dạy học của thầy, còn cách học của trò ít được chú ý, thậm chí bị bỏ qua. Vậy phải hiểu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo nó không thuần túy mang tính đạo lý, đạo đức mà còn bao hàm tính minh bạch, hiệu quả trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)