Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 57)

phần khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên

Một là, làm cho SV nhận thức được hệ thống các GTVH tinh thần TTDT Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hoá của các dân tộc khác. Cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị đó chủ yếu bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc. Trải qua thời gian dài như vậy những giá trị truyền thống ấy vẫn không hề bị mất đi mà luôn được bảo tồn và phát huy trong đời sống nhân dân. Điều đó đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vấn đề kế thừa, phát huy các GTVH tinh thần TTDT, tạo tiền đề cho việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức, nhân cách mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội trong hoàn cảnh lịch sử mới.

Hai là, làm cho SV nhận thức được những GTVH tinh thần TTDT Việt Nam rất phong phú, đầy sức sống đã được lưu lại lịch sử và thế giới tôn trọng.

Quá trình toàn cầu hoá đưa lại cho các dân tộc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng đồng thời cũng đưa đến những mặt tiêu cực, mặt trái của nó. Dân tộc ta có cơ hội để thẩm định lại những giá trị của mình, có điều kiện để tiếp xúc, thử nghiệm và lựa chọn các giá trị văn hoá khác. Kết quả phụ thuộc vào sự nhìn nhận của chủ thể văn hoá - con người Vịêt Nam trước các hiện tượng mới mẻ đầy thách thức của một thế giới đa dạng. Vì vậy, mặc dù xã hội hiện đại đang có những biến đổi to lớn, song những gì của truyền thống dân tộc vẫn cần được lưu giữ lại, bởi những giá trị bản sắc của nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người cũng như của toàn dân tộc vì một sự phát triển bền vững cho tương lai.

Ba là, làm cho SV nhận thức được các GTVH tinh thần TTDT là trí tuệ, bản lĩnh, sức mạnh Việt Nam, qua đó khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Toàn cầu hoá như một dòng thác lớn đang lan truyền khắp hành tinh. Đứng trong đó thì phải bơi theo, có sức mạnh sẽ tự tin, có bản lĩnh sẽ không sợ chết chìm, có trí tuệ sẽ sáng tạo, sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội, vượt qua được mọi thử thách. SV phải dám đương đầu, chủ động đón nhận và phấn đấu để có nhiều cơ hội, nhiều dịp may, ít nguy cơ, ít rủi ro. Khi nhìn một thế giới đầy cơ may và cũng đầy hiểm họa thì mới thấy hết tư tưởng dân tộc có vị trí quan trọng như thế nào trong xã hội ngày nay. Theo đầy đủ nghĩa tích cực của nó, chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc luôn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng cho cả dân tộc đi tới tương lai. Giá trị truyền thống và giá trị hiện đại dân tộc có thể qua đây mà được giữ gìn, phát huy, phát triển hơn.

Tóm lại, để thành công trong công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT, cần giúp SV nâng cao nhận thức, hiểu biết về các giá trị đó. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của SV thông qua việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Xây dựng môi trường văn hóa học trường lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để SV vận dụng các GTVH tinh thần TTDT vào trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng nhân cách. Phát huy vai trò của SV trong đấu tranh

chống sự xâm nhập và ảnh hưởng của văn hóa độc hại, sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 55 - 57)