Những hạn chế từ chủ trương, chính sách

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 102)

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những thành tựu trên các lĩnh vực khác thì thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, con người chưa

tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả đến xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Như Đảng ta nhận định, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng, một bộ phận quay lưng lại với những giá trị truyền thống của dân tộc. Quá trình hội nhập còn tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.

Giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam có nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa qua, nền giáo dục nước ta đã từng bước phát triển, có những đóng góp nhất định vào nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp trên, giáo dục cao đẳng, đại học vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập, nhất là tầm nhìn, mục tiêu chiến lược và chất lượng đào tạo. Theo số liệu từ nhiều nguồn, hiện có khoảng 6 vạn du học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học ở Mỹ, Úc, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc... Nhiều SV cho biết họ muốn có được bằng cấp của nước ngoài để giành ưu thế khi tìm kiếm công việc ở Việt Nam cũng như tìm cơ hội ở nước ngoài. Nhìn sang nước bạn Singapore, một đất nước chưa đến 10 triệu dân nhưng đảo quốc này đã thu hút hơn 10.000 SV Việt Nam thuộc top đầu (từ các Trường chuyên, từ các em đạt giải toàn quốc và quốc tế..) vào học. Tuy nhiên số SV sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam không thật nhiều, điều đó đòi hỏi các cấp phải có những quyết sách phù hợp để thu hút số SV này trở về phục vụ đất nước.

Việc công bốLuật Giáo dục đại họclà một bước tiến trong tư duy quản trị đại học nhưng chưa phải một bước ngoặt, vì Nhà nước vẫn đóng vai trò kiểm soát rất lớn như: Chính phủ/Bộ Giáo dục và đào tạo xếp hạng các trường; để ngỏ khả năng thu hồi quyền tự chủ; kiểm soát về tổ chức, nhân sự, quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể trường, quyết định biên chế,

lương. Bộ Giáo dục đào tạo vẫn xét duyệt chỉ tiêu tuyển sinh, việc mở ngành vẫn theo cơ chế xin cho. Các trường vẫn không được in phôi bằng…

Có thể coi đây là những hạn chế từ tầm nhìn, định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô chưa đáp ứng kỳ vọng của xã hội về đổi mới giáo dục đại học nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng cho SV Việt Nam trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)