Văn hoá tinh thần

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Theo nghĩa rộng,văn hóa tinh thần là toàn bộ những giá trị, những hoạt động tinh thần của con người.Theo nghĩa hẹp, văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh thần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia - dân tộc nhằm phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Về thực chất, sự phân chia như trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Cái gọi là “văn hóa vật chất” thực ra cũng chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần và bản thân các giá trị tinh thần thì không phải bao giờ cũng tồn tại thuần túy tinh thần mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất. Đó là chưa kể đến những giá trị văn hóa tinh thần tồn tại tiềm tàng dưới dạng “phi vật thể” nhưng vẫn mang tính tồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực quan hệ đạo đức, giao tiếp, ứng xử, trong phong cách lối sống, phong tục tập quán, v.v… [14].

Như vậy, khái niệm văn hoá tinh thần mang một nội hàm rộng, bao quát đời sống tinh thần nói chung, tập trung vào những lĩnh vực lớn: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, giáo dục và khoa học, văn hoá nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá với thế giới, các thể chế và thiết chế văn hoá.

Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước",xác định rõ mục tiêu chung là:

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh

thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [22].

Như vậy, mục tiêu này đã chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá tạo nên bản lĩnh, động lực to lớn, thể hiện sức sống, sức sáng tạo, phát triển đi lên của một dân tộc.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)