Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 116)

toàn dân, trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng

Đảng ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Trong đó giáo dục cao đẳng, đại học là một khâu trọng yếu, đảm nhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, giáo dục cao đẳng, đại học Việt Nam cần lập chiến lược đào tạo phù hợp để tạo được môi trường tích cực quy tụ và phát triển nhân tài cho đất nước. Từ đó, xác định rõ mục tiêu đào tạo những trí thức với bản lĩnh của người Việt Nam, xem bản lĩnh văn hóa truyền thống dân tộc là hạt nhân cơ bản, duy lý xuyên suốt quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học. Các trường cao đẳng, đại học phải nhận phần lớn trách nhiệm là nơi đào tạo, tôi luyện và phát triển nhân tài cho đất nước, để những tinh hoa của

văn hóa, tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam không bị hòa tan mà còn có cơ hội quảng bá, phát triển ra thế giới.

Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng, đại học chủ động tổ chức, triển khai thực hiện quá trình giáo dục SV để đạt mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, giữ gìn, phát huy các GTVH tinh thần TTDT, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong nhà trường, ngoài trách nhiệm của đảng ủy, ban giám hiệu thì đoàn thanh niên, hội sinh viên cũng có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là thông qua các phong trào có tính chất chính trị, xã hội để giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV.

Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xã hội hóa giáo dục là hiện thực hóa mối liên hệ có tính phổ biến, có tính quy luật giữa các chủ thể giáo dục. Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo dục phát triển phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu của xã hội hóa giáo dục chính là xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân đối với giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT nói riêng phải trở thành hoạt động sâu rộng trong toàn xã hội. Mọi công dân, mọi tổ chức kinh tế xã hội, phải có trách nhiệm tích cực tham gia vào công tác này.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ GIÁODỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 115 - 116)