Phát huy vai trò của Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo, chỉ đạo thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 126)

trong lãnh đạo, chỉ đạo thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Thứ nhất, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ Nhà trường

Đảng ta đã chỉ rõ “Tất cả các đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều phải nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và tầng lớp nhân dân ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tính trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo” [18, tr.142-143]. Đảng bộ các trường cao đẳng, đại học giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi mặt công tác của nhà trường, là hạt nhân, nòng cốt trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường. Với vai trò đó, Đảng uỷ nhà trường phải phát huy được vai trò trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, động viên tập thể cán bộ, công chức, giảng viên và SV không ngừng phấn đấu vươn lên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Đối với công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT, Đảng uỷ nhà trường phải quán triệt để cán bộ, đảng viên, công chức, giáo viên và SV nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của ngành, của nhà trường về giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, công chức, giảng viên nhà trường và SV. Nêu gương người tốt, việc tốt, lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái tư tưởng, vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác trước mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của ngành, của nhà trường để tăng cường giáo dục truyền thống. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, nhất là đẩy mạnh

việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ đạo nhà trường và tổ chức Đoàn, Hội SV đẩy mạnh các hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT thành các phong trào mạnh mẽ, liên tục và toàn diện thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, giáo viên và SV tham gia.

Giáo dục nhân cách SV phải đi đôi với giáo dục nhân cách cho cán bộ, đảng viên, công chức, giảng viên nhà trường. Vì vậy việc tăng cường giáo dục GTVH tinh thần TTDT không chỉ có ý nghĩa tác động, ảnh hưởng đến nhân cách SV mà còn tác động, ảnh hưởng đến cả nhà trường. Cán bộ, đảng viên, công chức, giảng viên nhà trường có nhân cách tốt thì mới có thể nói giáo dục cho SV có nhân cách tốt. Mối quan hệ tương tác giữa cán bộ, đảng viên, công chức, giảng viên nhà trường với SV thể hiện cả về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm với mỗi bên. Có thể là một sự tương tác tích cực hoặc tiêu cực, phản chiếu tích cực hoặc có thể phản cảm, phản tác dụng giáo dục. Vì vậy, Đảng ủy nhà trường cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra việc cán bộ, giảng viên nhà trường thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với SV. Trên cơ sở đó, chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, giảng viên, SV để có biện pháp chỉ đạo kịp thời công tác chính trị tư tưởng trong nhà trường.

Tóm lại, vai trò của Đảng uỷ nhà trường trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV là thể hiện ở khả năng bao quát, lãnh đạo,chỉ đạo định hướng, định hình cho môi trường giáo dục lành mạnh, ổn định và phát triển.

Thứ hai, phát huy vai trò Ban giám hiệu nhà trường trong quản lý điều hành thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần hình thành, phát triển nhân cách SV.

Một trong những hạn chế của giáo dục Cao đẳng, Đại học được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW là:

...cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học và sự quản lý của các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo

và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học [21].

Ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học với tư cách chủ thể của các chủ thể giáo dục trong nhà trường với đầy đủ thẩm quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý được trao chính là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Trong giới hạn đề tài, giải pháp này xác định rõ vai trò quản lý điều hành của Ban giám hiệu nhà trường thực thi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước là khâu then chốt quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong nhà trường.

Nhiệm vụ của các trường cao đẳng, đại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đối tượng đào tạo của nhà trường là SV, vì vậy công tác SV chiếm vị trí số một trong quản lý giáo dục của nhà trường. Nói đến kỷ cương, kỷ luật học đường là nói đến công tác SV với các yếu tố cần và đủ: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của nhà trường về công tác SV; tổ chức thực hiện công tác SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay; đổi mới hình thức, phương pháp công tác SV, tạo điều kiện để SV học tập và rèn luyện tốt; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác SV. Nếu tuổi SV bắt đầu từ 18 nghĩa là cũng bắt đầu tuổi công dân. Vì thế, nếu trong các trường phổ thông, giáo dục công dân nhằm hướng dẫn, cổ vũ, động viên học sinh tôn trọng và cố gắng làm theo pháp luật thì trong các trường cao đẳng, đại học, giáo dục đạo đức công dân, tôn trọng quy chế, kỷ cương nhà trường, thượng tôn pháp luật nhà nước là điều bắt buộc. Nhà trường phải là hình mẫu thực hiện nhiệm vụ này.

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho SV cần phải được tiến hành thường xuyên. Hiệu trưởng là người trực tiếp thẩm định, phê duyệt kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Những phẩm chất tốt

đẹp trong GTVH tinh thần TTDT chỉ có thể đem lại hiệu ứng tác động tích cực tới nhân cách SV khi lãnh đạo nhà trường thực sự quan tâm đến quyền lợi chính đáng của SV. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo, kiểm tra thực hiện nghiêm túc, công bằng minh bạch việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của SV; làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, xét học bổng, xét các chế độ chính sách đối với SV. Định kỳ tổ chức đối thoại với SV, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của SV.

Ban giám hiệu nhà trường cần phát huy vai trò “chủ thể của các chủ thể” trong chỉ đạo xử lý giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV giữa nhà trường với gia đình và xã hội; kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp giáo dục, tuyên truyền và được thể hiện trên đa phương thức giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Đây là yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi trách nhiệm cao của cả Ban giám hiệu nhà trường. Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường phải là người chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả, chất lượng giáo dục GTVH tinh thần TTDT của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 123 - 126)