Những kết quả đạt được từ phía sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 100)

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát với việc xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi cho rằng việc giáo dục GTVH tinh thần TTDT ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển NCSV Việt Nam trong những năm gần đây đã thu được những kết quả tích cực từ phía SV - đối tượng giáo dục.

Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về nhân cách, về vai trò ảnh hưởng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với nhân cách

Từ những tác động tích cực của những nhân tố khách quan, chủ quan (3.1) và kết quả giáo dục GTVH tinh thần TTDT (3.2.1) mà nhận thức của SV về nhân cách, về vai trò ảnh hưởng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với nhân cách đã có những chuyển biến tích cực.

Một là,nhận thức của sinh viên về nhân cách

Tìm hiểu nhận thức của SV về NC từ cảm tính ban đầu đến hiểu biết về khái niệm, có thể thấy được các cung bậc nhận thức khác nhau của SV. Quan niệm của hầu hết SV hôm nay đều xem NC đồng nghĩa với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người theo chuẩn mực giá trị truyền thống (68%). Quan niệm NC là tính cách con người, dường như ý kiến SV cho đây là một cách quan niệm thông thường khó bác bỏ. Số SV quan niệm NC là thuộc tính

người có học, người có văn hóa, người có tài năng có một tỷ lệ loãng [xem kết quả khảo sát, bảng 1 phụ lục: Quan niệm của bạn về nhân cách].

Theo một cách diễn đạt khác của SV, NC là những gì mà con người luôn cần phải có, mỗi người có một ý thức và hành vi ứng xử NC riêng tạo nên sự đa dạng phong phú NC trong xã hội. Một bộ phận khác cho rằng, NC là một khái niệm trừu tượng khó nắm bắt, phản ánh nhu cầu của con người luôn mong muốn hoàn thiện mình. Loại ý kiến thứ ba, NC là cách đối nhân xử thế ở đời, thời nào cũng vậy, NC tốt là người tốt, NC xấu là người xấu.

Như vậy, việc nhìn nhận chưa rõ và còn có ý kiến khác nhau của SV về NC có phần quan trọng bắt nguồn từ nguyên nhân giáo dục nói chung và những kiến thức cơ bản đầu tiên về NC. Thực trạng này đặt ra một vấn đề trong giáo dục Đại học là việc trang bị cho SV kiến thức cơ bản về NC. Việc đánh giá đúng nhận thức và thực trạng NCSV Việt Nam hiện nay là một vấn đề quan trọng để tìm ra những giải pháp khả thi để phát huy vai trò của giáo dục GTVH tinh thần TTDT. Từ kết quả khảo sát và dữ liệu tham khảo cho thấy tình hình NCSV Việt Nam hiện nay đang có vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta cần phải khách quan trong đánh giá, không nên chỉ nhìn vào những hiện tượng, biểu hiện bề ngoài, cách nhìn phiến diện, đi đến kết luận bi quan.

Hai là, nhận thức của sinh viên về vai trò ảnh hưởng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đối với nhân cách

Bản thân SV, do những đặc trưng và đặc thù của tuổi trẻ, họ rất gần với văn hóa, rất dễ tiếp nhận văn hóa. Sự nhạy cảm của tâm hồn và những khát vọng trở nên tốt đẹp làm cho SV chịu ảnh hưởng rất sâu từ những giáo dục văn hóa được thực hiện bởi những NCVH. Hầu hết SV có cách nhìn tích cực về vai trò tác động, ảnh hưởng của giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với NCSV. Khi được hỏi, 95% SV trả lời quan tâm đến các GTVH tinh thần TTDT và sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị đó. Bản thân SV nhận thức được xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh là những nhân tố rất quan trọng trực tiếp tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành

và phát triển NCSV hiện nay. Nhiều ý kiến SV cho rằng giáo dục GTVH tinh thần TTDT có tác động ảnh hưởng tích cực đến phát triển NCSV Việt Nam hiện nay nhưng chưa được quan tâm đúng mức [xem kết quả khảo sát, bảng15 phụ lục: Những nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hiệu quả giáo dục nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay].

Theo Phạm Thị Mai Hương SV năm thứ 3, học viện Ngân Hàng: “Xã hội đang phải chạy đua với kinh tế thị trường và khoa học công nghệ thì giới trẻ nhất là SV không thể không bị lôi cuốn. Sự bận rộn, tranh đua, mưu cầu lợi ích cá nhân chi phối gần như thường ngày là nguyên nhân trực tiếp đẩy quá khứ lùi lại càng xa. Dù có hiểu giá trị truyền thống là sự kết nối quá khứ tạo nên sức mạnh cho hiện tại và định hướng tương lai thì tuổi trẻ cũng không thể tự ý thức đầy đủ được việc đó là của mình. SV mong muốn những GTVH tinh thần TTDT phải được giữ gìn và phát huy bằng con đường giáo dục cho thế hệ trẻ nhiều hơn nữa. Bởi chỉ có giáo dục mới mang lại tri thức, thành công bằng con đường ngắn nhất” [Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp].

Nghiêm Vũ Ngọc Thúy SV năm thứ 4, đại học Thăng Long “SV là đối tượng tiếp cận thông tin mạng nhiều nhất hàng ngày, nhưng phần lớn những gì phản ánh ở đó lại là những hiện tượng và xu hướng tiêu cực như cướp của, giết người, nghiện hút, mại dâm, thác loạn, tự tử, mê tín, hành xử bạo lực, vi phạm pháp luật, lai căng mất gốc, nghiện net vv... Trong khi đó chỉ có rất ít những bài viết với thông tin phản ánh về những xu hướng, hiện tượng, khía cạnh tích cực, hiện đại và lành mạnh trong văn hóa và lối sống của giới trẻ. Ở trường Đại học thì việc giáo dục những GTVH tinh thần TTDT lại rất hạn chế vì không có môn học về nội dung này. SV ý thức được đây là vấn đề hệ trọng liên quan đến sự phát triển của cả một thế hệ, các cấp lãnh đạo và ngành giáo dục cần đặc biệt quan tâm, có chiến lược giáo dục về những GTVH tinh thần TTDT cho SV Đại học một cách thỏa đáng” [Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp].

Nguyễn Thị Bích SV năm thứ 3, đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp: “Bây giờ học sinh phổ thông ngại học môn lịch sử, ngại thi môn lịch sử không

còn là chuyện xa lạ. Và cũng không hiểu sao đến chương trình cao đẳng, đại học thì không còn môn học này nữa. Chúng em có suy nghĩ cứ theo logic mà hiểu thì học lịch sử và giáo dục truyền thống đã bị xem nhẹ hoặc do bố trí chương trình, nội dung ở các bậc học còn có vấn đề. Có lẽ đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nhận thức của SV về giáo dục những GTVH tinh thần TTDT còn có sự lệch lạc. Hơn bao giờ hết thế hệ SV hôm nay rất cần được định hướng về tư tưởng, tình cảm và nhận thức để kế thừa và phát huy những GTVH tinh thần TTDT, trên cơ sở đó mà nuôi dưỡng niềm tin vào tương lai, ý thức chấn hưng đất nước, thiết thực xây dựng, phát triển nhân cách SV Việt Nam truyền thống và hiện đại” [Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp].

Nhóm SV đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, cao đẳng FPT, đại học y Hải Phòng, đại học Hải Phòng, đại học Hàng hải Việt Nam cho rằng cần phải đưa nội dung giáo dục GTVH tinh thần TTDT vào chương trình giáo dục đại học và cấu thành một môn học theo học chế tín chỉ.

Nhìn chung SV đã có những tri thức, sự hiểu biết nhất định về GTVH tinh thần TTDT. Ngoài kiến thức có được từ môn lịch sử ở chương trình giáo dục phổ thông, SV năm thứ nhất đã tiếp cận môn nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, năm thứ hai, thứ ba học các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam...là những môn tích hợp một phần kiến thức về GTVH tinh thần TTDT. Nói một phần nghĩa là cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này còn rất hạn chế đối với yêu cầu nhận thức của SV về GTVH tinh thần TTDT. Có thể thấy, việc nhìn nhận chưa rõ và còn có ý kiến khác nhau của SV về vai trò giáo dục GTVH tinh thần TTDT đối với NCSV có phần quan trọng bắt nguồn từ nguyên nhân giáo dục nói chung và giáo dục GTVH tinh thần TTDT ở bậc đại học.

Thứ hai, sinh viên biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc qua thái độ, hành vi ứng xử đối với đất nước

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kiểm chứng lại thái độ và hành vi ứng xử của SV đối với các GTVH tinh thần TTDT như: Chủ nghĩa yêu nước,

tự hào dân tộc và yêu hòa bình; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực; truyền thống hiếu học; tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp. Và có kết quả: Ở mức độ rất quan tâm chiếm 45%, quan tâm 36%, bình thường 17%, số SV trả lời không quan tâm chỉ chiếm 2% [xem kết quả khảo sát, bảng 7 phụ lục: Bạn quan tâm các GTVH tinh thần TTDT].

Hầu hết SV được hỏi đều hiểu dân tộc Việt Nam có lịch sử bốn ngàn năm văn hiến; một dân tộc có truyền thống hào hùng hơn 1000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, chống giặc ngoại xâm phương Bắc và thế kỷ XX chiến thắng 3 đế quốc to là Pháp, Mỹ, Nhật. Các nhân vật lịch sử dân tộc từ bà Trưng, bà Triệu, Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ...cho đến Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp như những huyền thoại lắng lại trong tâm thức các bạn. Khi trao đổi ý kiến các bạn đều tâm đắc với những điều sâu xa về nguồn cội. Người Việt Nam dù có đi khắp bốn phương trời cũng không quên quê cha, đất tổ, “dòng máu Lạc Hồng, con rồng cháu tiên”, nghĩa nặng tình sâu truyền lại đời đời kiếp kiếp trong các thế hệ người Việt. Các bạn ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ SV hôm nay phải giữ gìn, phát huy các giá trị đó.

Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy SV vẫn là đối tượng quan tâm đến những vấn đề thời sự đất nước. Khi được hỏi về “Tương lai, vận mệnh của đất nước” có 25% các bạn trả lời rất quan tâm, 64% trả lời quan tâm [Xem kết quả khảo sát, bảng 11: Quan tâm đến thời sự đất nước, thế giới]. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”, câu hát đó luôn thôi thúc thế hệ trẻ nói chung, SV nói riêng về trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phỏng vấn sâu một số SV cho thấy các bạn không hề thờ ơ với thời cuộc và cho rằng vấn đề quan tâm nhất của thế hệ trẻ nói chung và SV nói riêng đối với đất nước hiện nay theo thứ tự ưu tiên là: Chấn hưng giáo dục, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, chống tham nhũng.

Có thể đi đến kết luận rằng đại đa số SV Việt Nam hiện nay luôn quan tâm đến tình hình đất nước, dân tộc. Sự quan tâm đó thể hiện ở mong muốn được yêu nước một cách duy lý hơn, không chỉ đơn thuần là cảm tình yêu nước mà là yêu nước với thái độ của người làm chủ đất nước, với tư cách của công dân hiện đại, tức là phải có đủ thông tin và năng lực để đánh giá tình hình đất nước, để thể hiện vai trò chủ nhân đất nước với trách nhiệm đầy đủ. Đây chính là một nét mới đặt ra đối với công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT và bồi dưỡng nhân cách cho SV Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, sinh viên biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc thể hiện qua rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống

SV Việt Nam hôm nay là sản phẩm con người của công cuộc đổi mới đất nước. Họ được hưởng tất cả những thành quả tốt đẹp của cách mạng, nhất là công cuộc đổi mới đem lại. Vì vậy, có thể khẳng định đa số SV có phẩm chất đạo đức tốt thể hiện ở lý tưởng, niềm tin vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thể hiện ở động cơ học tập, rèn luyện vươn lên; thể hiện ở việc tiếp thu, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát theo các tiêu chí phản ánh đặc điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống và nhân cách để SV đưa ra nhận xét của mình. Kết quả khảo sát cho thấy có 92% số SV được hỏi nhận thức đúng và bày tỏ thái độ tôn trọng những giá trị truyền thống, kính trọng, biết ơn các thế hệ đi trước, nhớ đến cội nguồn dân tộc. Hầu hết SV đã biểu hiện phẩm chất này bằng hành động của mình như tham gia vào các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, thăm hỏi các bậc lão thành cách mạng, các thầy cô…Có 90% số SV cho rằng SV phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, chấp hành đầy đủ những nội quy, quy chế do nhà trường đề ra.

Yêu nước, có hoài bão cống hiến, có lý tưởng cách mạng, kính thầy, yêu bạn, hiếu thảo với bố mẹ đều là những tiêu chí có tỉ lệ phiếu rất cao. Trung thực, thẳng thắn, tôn trọng lẽ phải là một phẩm chất cần thiết trong nhân cách, có 71% số SV được hỏi đồng ý với tiêu chí này. Và 84% sinh viên

quan niệm cần phải giữ cho được chữ tín của mình trong quan hệ xã hội. Như vậy những giá trị đạo đức truyền thống, cốt lõi trong NC vẫn được đa số SV coi trọng, xây dựng và phát triển trong thời đại hiện nay. Điều này vừa khẳng định giá trị của truyền thống, vừa là sự kết hợp hài hòa định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức NC mới của SV đáp ứng yêu cầu thời đại [Xem kết quả khảo sát phụ lục, Bảng 20, Biểu đồ: Những biểu hiện của người sinh viên có nhân cách].

Xu hướng chấp nhận ganh đua, cạnh tranh, tinh thần vượt khó, vươn lên là những xu hướng mới trong sự phát triển nhân cách của SV. Tiêu chí SV là phải có ý chí nghị lực vươn lên (74%), quan niệm, mục đích sống tích cực (63%), biết tự trọng, không làm điều xấu (68%), SV giao tiếp phải có văn hóa (65%) phản ánh nhận định trên. Một số phong trào như: SV học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tình nguyện hiến máu nhân đạo, nghèo vượt khó, thể thao, các hoạt động Đoàn, Hội SV, tổ chức các cuộc thi tiếng hát hay, miss SV... đã thu hút sự quan, hưởng ứng của đông đảo SV. Qua đó, SV đã chú ý thỏa đáng tới việc khẳng định vị thế cá nhân và hòa hợp với xu thế phát triển của xã hội, góp sức mình vào phát triển đất nước. Dù bị ảnh hưởng bời yếu tố “trội” trong cơ chế thị trường là cạnh tranh, lợi nhuận nhưng ở sâu trong nhận thức tư tưởng, tình cảm của họ tinh thần tập thể, tinh thần tương thân tương ái vẫn được giữ gìn, bảo vệ và phát triển. Đây là một khuynh hướng phát triển tốt về phẩm chất đạo đức, nhân cách của SV hôm nay.

Bên cạnh đặc điểm và xu hướng lối sống tích cực chủ yếu nói trên thì tính năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, cởi mở, sẵn sàng và tích cực hội nhập (với xã hội hiện đại và với thế giới), lạc quan và có tính tích cực xã hội cao cũng là những đặc điểm và xu hướng lối sống quan trọng, có ảnh hưởng tới đa số SV nước ta hiện nay [xem kết quả khảo sát đề tài, Bảng 3: Bạn tự đánh giá nhân cách của mình như thế nào? Bảng 4: Theo bạn, NCSV trong trường bạn như thế nào]. Cách xác định về xu hướng lối sống tích cực của các bạn theo các tiêu chí phân tích là có cơ sở, phản ánh khá trung thực

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 91 - 100)