Phát huy vai trò tổ chức Đoàn và Hội sinh viên nhà trường trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 129)

trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ rõ: “Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội” [19]. Khi xem công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT là nhằm hướng tới sự hình thành, phát triển nhân cách SV thì tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường, cần phải đặc biệt quan tâm quy tụ tập hợp và giáo dục cho đoàn viên, thanh niên SV. “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặt niềm tin vào lớp thanh niên sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam. Đồng thời cũng đòi hỏi, kỳ vọng, Hội làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đào tạo lớp lớp sinh viên trở thành những người công dân tốt, cán bộ giỏi của đất nước” [35]. Hơn nữa, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV các trường cao đẳng, đại học trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết bởi điều kiện trong nước và quốc tế đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Đó là quá trình toàn cầu hóa nhanh và cách mạng công nghệ phát triển như vũ bão, SV sẽ không tránh khỏi những tác động của thông tin nhiều chiều, nhiều loại hình văn hóa, vui chơi giải trí, chứa đựng cả yếu tố phản động, tiêu cực. Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đang được chúng tiến hành một cách ráo riết, tinh vi mà đối tượng chính nhắm đến là thế hệ trẻ, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên SV.

Hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV của Đoàn, Hội SV nhà trường rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và các hình thức tổ chức. Tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường cần chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các chương trình - sự kiện lịch sử, cách mạng của Đảng, của dân tộc; tiếp tục hưởng ứng phong trào ‘‘học tập và

làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chương trình hoạt động của Đoàn, Hội trong SV. Tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi Olimpic và sinh hoạt truyền thống cho SV tìm hiểu về GTVH tinh thần TTDT. Tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên SV về nguồn tới các địa chỉ đỏ, các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa gắn với tên tuổi của các anh hùng dân tộc.

Đối với Đoàn, Hội SV các trường cao đẳng, đại học phải xem Website nhà trường, Internet là kênh tuyên truyền, giáo dục GTVH tinh thần TTDT hữu ích. Tổ chức các nhóm nòng cốt của Đoàn, Hội SV để tham gia các diễn đàn, các sinh hoạt offline, gặp gỡ các bloger, các cư dân trẻ trên mạng Internet, các câu lạc bộ, fan hâm mộ... để tiếp cận, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và gửi các nội dung thông điệp giáo dục truyền thống đến SV.

Tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường chủ động, tích cực triển khai chương trình SV rèn luyện đạo đức, tác phong; chương trình SV học tập, sáng tạo; chương trình tư vấn, hỗ trợ SV và chương trình SV tình nguyện do Hội SV Việt Nam đề ra. Phát triển phong trào SV phấn đấu theo tiêu chí đánh giá ‘‘sinh viên 5 tốt” (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, hội nhập tốt, tình nguyện tốt). Đây là những chương trình, phong trào có ý nghĩa giáo dục nhân cách mang tính thực tiễn nhất đối với hoạt động của Đoàn, Hội SV hiện nay.

Trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT, hoạt động SV tình nguyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có tính giáo dục cao, tính lan tỏa mạnh mẽ thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Hiện nay, nhu cầu tham gia tình nguyện của SV rất lớn, trong khi các hoạt động lại chưa đáp ứng hết. Vì vậy, cần mở rộng các hoạt động tình nguyện trên nhiều lĩnh vực, đến khắp các cơ sở Hội SV. Vấn đề đặt ra là các cấp Đoàn, Hội cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cấp các hoạt động, phong trào của mình, trong đó, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện để mở rộng, tạo điều kiện cho SV tham gia một cách tích cực và thông qua đó có cơ hội rèn luyện phấn đấu để trở thành SV 5 tốt. Trung ương Hội SV cần đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện quốc tế theo hướng mời các đoàn tình

nguyện quốc tế đến Việt Nam và đưa các tình nguyện viên Việt Nam sang các nước bạn. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục ý thức hội nhập cho SV. Trong quá trình tham gia tình nguyện SV sẽ được giao lưu văn hóa, cùng làm việc, cùng sinh hoạt, lao động với bạn bè quốc tế để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, phát hiện các vấn đề cộng đồng. Điểm nhấn hoạt động SV tình nguyện là đẩy lên thành các phong trào, các chiến dịch đỉnh cao như “chiến dịch tình nguyện mùa hè”, “mùa hè xanh”, “tình nguyện mùa đông”, “xuân tình nguyện” hay các hoạt động cao điểm phục vụ các sự kiện chính trị và cả những vấn đề của xã hội. Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện,vừa là nguyện vọng được cống hiến,vừa là trải nghiệm, qua đó SV sẽ rèn luyện sẽ từng bước trưởng thành về nhân cách.

Cũng không nên câu nệ hình thức mà có thể gắn với nhu cầu vui chơi, giải trí của SV. Hầu hết SV đều có cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động đoàn thể, các câu lạc bộ mà mình thích, hay gọi chung là “Câu lạc bộ sở thích”. Các hoạt động vui chơi, giải trí tiêu biểu thường thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia là thể thao, du lịch, âm nhạc, điện ảnh... SV tham gia các loại hình này với tư cách là một cá nhân trong xã hội, họ không bị ràng buộc, gò bó trong các quy tắc, luật lệ của không gian sư phạm, học thuật trong nhà trường. Các hoạt động vui chơi, giải trí này có thể xuất hiện ở từng cá nhân hoặc có sự tham gia của một nhóm bạn, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ. Đây là nơi SV được thể hiện mình, được phát huy khả năng, khám phá bản thân mình, qua đó rèn luyện phẩm chất, nhân cách và trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để hội nhập. Cũng cần phải nói đến một bộ phận các bạn SV còn thờ ơ với các hoạt động này nhưng con số đó là không nhiều.

Khi nhắc đến tuổi trẻ SV ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo trong môi trường giáo dục đại học. Tuổi trẻ SV được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha, anh đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì

nghĩa. Tuổi trẻ SV hôm nay vừa cần ý thức trách nhiệm, vừa phải biết “đề kháng”, “miễn dịch” trước sự xâm nhập của lối sống không lành mạnh và âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của kẻ thù và phải chiến thắng. Tuổi trẻ SV cần xác định cho mình những giá trị sống đích thực. Bởi, một khi có định hướng đúng, sẽ có lối sống phù hợp, có động lực phấn đấu trở thành những thanh niên thời đại mới có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.

Vấn đề đặt ra, giáo dục GTVH tinh thần TTDT của Đoàn, Hội SV nhà trường cần phải phát huy đặc trưng của SV là năng động, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập để tham gia thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời phải bám sát yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV để đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)