sinh viên góp phần hình thành, phát triển nhân cách sinh viên trong hoàn cảnh mới
Hoàn cảnh lịch sử mới đặt ra những yêu cầu mới cho công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung cho SV nói riêng. SV thường xuyên chịu sự tác động của cả mặt tích cực và mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của mở cửa, hội nhập quốc tế, v.v. Vì vậy, giáo dục GTVH tinh thần TTDT có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Điều đó được cắt nghĩa bởi:
Thứ nhất, giáo dục GTVH tinh thần TTDT giúp cho SV nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn hơn về các giá trị đó, góp phần điều chỉnh hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cùng với việc nâng cao nhận thức về GTVH tinh thần TTDT, việc giáo dục này còn góp phần tạo ra những giá trị văn hóa mới, quan niệm sống tích cực cho SV và cho xã hội.
Thứ hai, giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực trong việc truyền lại cho SV, thế hệ đang trưởng thành những GTVH tinh thần mà các thế hệ trước tạo ra. Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra chân giá trị của các GTVH tinh thần TTDT, nhận thấy giá trị và ý nghĩa cuộc sống mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và đời sống xã hội của con người, trong việc hình thành, củng cố những giá trị NC tốt đẹp.
Thứ ba, các GTVH tinh thần TTDT là nền tảng, gốc rễ, sức mạnh của dân tộc ta được ông cha ta hun đúc từ xưa đến nay, không chỉ là bản sắc, sức mạnh nội sinh, mà còn là động lực cho sự phát triển của dân tộc ta lên một tầm cao mới. Do đó, việc giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV là vấn đề cấp thiết, giúp họ nhận ra chân giá trị đích thực và sức sống lâu bền của nó.
Để khắc phục những quan điểm sai trái, lạc hậu trong một bộ phận SV về tiếp thu, kế thừa các GTVH tinh thần TTDT, các chủ thể giáo dục cần:
Một là, giúp SV có kỹ năng thể hiện các GTVH tinh thần TTDT để biết bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị đó trong hoàn cảnh mới.
Hai là, giúp SV biết tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các GTVH tinh thần TTDT nhằm phát huy các giá trị đó trong đời sống xã hội.
Ba là, rèn luyện cho SV có kỹ năng đánh giá, phê phán những việc làm chưa đúng trong việc bảo vệ, giữ gìn các GTVH tinh thần TTDT.
Bốn là, giúp SV rèn luyện kỹ năng phân tích, xử lý khi tiếp cận với một giá trị văn hóa nào đó có thể phản cảm, phản động để ngăn ngừa.
2.2.2.2. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc gópphần nuôi dưỡng tâm hồn, định hướng giá trị sống cho sinh viên