Những kết quả đạt được từ chủ thể giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 91)

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, những năm qua các nhà trường, tổ chức chính trị - xã hội và gia đình đã phát huy vai trò chủ thể trong hoạt động giáo dục nói

chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV đem lại những kết quả nhất định, góp phần định hướng cho quá trình hình thành, phát triển NCSV.

Thứ nhất,giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên gắn kết với chương trình, kế hoạch đào tạo của nhà trường

Những năm qua, các trường cao đẳng, đại học đã có sự vận dụng linh hoạt bằng nhiều hình thức, phương pháp phù hợp, có hiệu quả để tiến hành giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho SV. Hầu hết các trường, Đảng uỷ có nghị quyết, Ban giám hiệu có sự chỉ đạo công tác thanh niên SV, công tác giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục truyền thống dân tộc. Việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên” đầu khoá, cuối khoá và đầu năm học luôn được coi trọng. Nội dung giáo dục chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đạo đức công vụ cho SV hàng năm, đặc biệt nhấn mạnh đến phẩm chất chính trị: Yêu nước, tự hào dân tộc, yêu hòa bình, có ý thức chính trị đúng đắn, có thái độ tích cực, biết phân biệt đúng sai.Phẩm chất đạo đức: Biết trân trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tư cách người sinh viên Việt Nam truyền thống và hiện đại.Phong cách lối sống: đề cao đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Rèn luyện phấn đấu để trở thành con người có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần vượt khó, có học lực giỏi, có lối sống lành mạnh, biết tránh xa các tệ nạn xã hội, có tinh thần tập thể cao, đoàn kết xây dựng. Qua những bản thu hoạch của SV thấy được các em đã có ý thức nhất định với việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong hoàn cảnh mới, trong việc xác định động cơ học tập và sự nỗ lực học tập, rèn luyện vươn lên.

Tuy “GTVH tinh thần TTDT”không phải là một môn họcnhưng vẫn là nội dung rất quan trọng được tích hợp qua các môn lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương và ở một số trường có chương trình chuyên ngành về Lịch sử, Văn học, Cơ sở văn hóa, Tiếng Việt, địa lý, Đạo đức... Thông qua các môn học khác nhau, qua vai trò và “nhân cách văn hóa” của những người thầy đã giúp SV có cách nhìn toàn diện về

thực tiễn, lịch sử truyền thống và con người Việt Nam hơn, GTVT tinh thần TTDT Việt Nam qua lăng kính tri thức toàn diện trở lên sâu sắc hơn. Cũng có thể xem điểm chuyên cần qua các môn học là “thước đo” theo một chuẩn giá trị truyền thống - chuẩn “đức” và “tài” trong rèn luyện nhân cách của SV. Vì vậy, các trường đều chú trọng đến công tác SV, từ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến việc đổi mới hình thức, phương pháp công tác SV, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác SV, giảng viên và giáo viên chủ nhiệm. Bản thân SV ngày càng có ý thức hơn đến điểm chuyên cần, đến học tập và rèn luyện phẩm chất nhân cách.

Thứ hai, giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua hình thức tổ chức các chương trình-sự kiện

Hàng năm, các trường cùng với tổ chức Đoàn, Hội sinh viên phối hợp tổ chức nhiều buổi giao lưu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, nói chuyện truyền thống, nhân dịp những sự kiện quan trọng, những ngày lễ lớn của đất nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, thành lập Đảng, thành lập Đoàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc v.v. Tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng cho SV thông qua đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống” qua hai tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” và “Mãi mãi tuổi 20”. Tổ chức cho SV tham gia các cuộc thi Olimpic tìm hiểu về lịch sử truyền thống dân tộc, về truyền thống đấu tranh cách mạng, về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.... Tổ chức cho SV về nguồn tới các địa chỉ đỏ, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như đền Hùng, đền Gióng, Côn Sơn - Kiếp Bạc…, “Hành trình về với Điện Biên”, “Hành trình về với Trường Sơn” “Hành trình về thăm quê Bác”.... Tổ chức các diễn đàn “Sinh viên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Tuổi trẻ sinh viên tiếp bước các thế hệ cha anh”, diễn đàn sinh viên “Khi Tổ quốc cần”…Đây là những chủ đề, nội dung xuyên suốt có tác dụng khơi dậy và phát huy tinh thần, nghị lực, trí tuệ và tài năng của thế hệ trẻ SV hôm nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đặc biệt trong năm 2014, trước việc Trung Quốc hạ đặt trái

phép giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu chiến, máy bay xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, SV cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực như: viết thư thăm hỏi, tặng quà chiến sỹ Trường Sa, tích cực hưởng ứng các phong trào “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương”, “Chung sức vì biển, đảo quê hương”. Qua đây mỗi SV ý thức được cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo phải dựa vào ngọn cờ chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, tinh thần thượng tôn pháp luật và nền tảng văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc.

Tất cả các hoạt động chương trình - sự kiện giáo dục truyền thống trên đã góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc, yêu chuộng hòa bình, tinh thần và ý thức trách nhiệm của SV Việt Nam ngày nay trước vận mệnh của dân tộc và tương lai phát triển của đất nước.

Thứ ba, giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên thông qua các phong trào chính trị - xã hội

Một là, phong trào“Sinh viên tình nguyện”.

Nét bao trùm và nổi bật trong giáo dục truyền thống cho SV phải kể đến phong trào “Sinh viên tình nguyện”. Nối tiếp truyền thống của các thế hệ SV Việt Nam đi trước: tình nguyện “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”… và trước yêu cầu của thời kỳ mới, phong trào “Sinh viên tình nguyện” đã không ngừng phát triển với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú. Hàng năm, tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tổ chức các hoạt động tình nguyện thu hút sự tham gia của hàng triệu lượt SV. Đó là các hoạt động chung sức cùng cộng đồng, tình nguyện, xung kích tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ người nghèo, cải thiện dân sinh, tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với nước, hoạt động từ thiện... Các hoạt động tình nguyện được triển khai ở nhiều nội dung, như: Giáo dục truyền thống, tuyên truyền văn hóa, tổ chức các lớp xóa mù chữ, tập huấn internet,

tin học cơ bản, khám bệnh, phát thuốc miễn phí, chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến thông tin về cây trồng, vật nuôi, mở lớp học nhân ái, tình thương, quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, đồng bào bị bão lụt, chăn ấm mùa đông, bảo vệ môi trường, tuyên truyền chủ quyền biển đảo v.v.

Các chiến dịch tình nguyện vừa động viên SV tham gia vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn của cộng đồng, vừa là môi trường sinh động để SV rèn luyện bản lĩnh, ý thức đoàn kết, trách nhiệm vì cộng đồng, trải nghiệm thực tiễn, bộc lộ phẩm chất đạo đức trong sáng, nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý. Đây là một quá trình tự giáo dục truyền thống rất hiệu quả, góp phần giúp SV rèn luyện trưởng thành.

Dấu ấn sâu sắc trong xã hội của sinh viên Việt Nam là phong trào sinh viên tình nguyện, điều đặc biệt là từ phong trào tình nguyện của sinh viên đã lan tỏa ra toàn xã hội cho mọi đối tượng. Phong trào sinh viên tình nguyện được triển khai với nhiều hoạt động ý nghĩa như: chương trình tiếp sức mùa thi đã tư vấn, giúp đỡ cho 34,2 triệu thí sinh và người nhà thí sinh, giới thiệu hơn 55 vạn chỗ trọ giá rẻ, chỗ trọ miễn phí; phát 2.534.213 bản đồ, 934.879 cẩm nang mùa thi; hoạt động hiến máu tình nguyện thu hút 265.211 lượt SV tham gia, thu được gần 300.000 đơn vị máu… [35].

Hai là, phong trào“Sinh viên 5 tốt”

Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” được triển khai từ nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam đến Đại hội IX (nhiệm kỳ 2013 -2018) đã phát triển thành phong trào rộng khắp cả nước, đạt kết quả bước đầu.

Tiêu chí “Sinh viên 5 tốt” (Đạo đức tốt, Học tập tốt, Kỹ năng tốt, Rèn luyện tốt và Hội nhập tốt) được tổ chức Đoàn, Hội sinh viên các trường triển khai đến từng SV đăng ký thực hiện, thu hút hàng triệu SV tham gia. Phong trào có nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động đa dạng, phong phú, phù hợp với từng trường. Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” là một trong những phong trào có ý nghĩa sâu sắc đối với xã hội và sinh viên. Đặc biệt “Sinh viên

5 tốt” còn là tiêu chí để mỗi sinh viên biết phấn đấu, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của bản thân. Để trở thành sinh viên 5 tốt đòi hỏi SV phải có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, không ngừng rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tinh thần trung thực, tự trọng, trong sáng, giản dị, khiêm tốn; tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tình nguyện, chia sẻ khó khăn; tinh thần lao động sáng tạo, trách nhiệm với công việc, có đủ kiến thức mọi mặt làm điều kiện phấn đấu trở thành những sinh viên thời đại mới vừa “hồng” vừa “chuyên”. Như vậy, các giá trị truyền thống đã được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ trong mỗi con người SV, góp phần tạo nên giá trị mới là sự kết hợp giữa những giá trị truyền thống và giá trị thời đại trong NCSV.

Báo cáo của Trung ương Hội tại Đại hội đại biểu hội SV Việt Nam lần thứ IX (12/2013) có thể coi như một tài liệu minh chứng về phong trào sinh viên phát triển mạnh mẽ, có chiều sâu, có sức lan tỏa rộng khắp góp phần thiết thực giáo dục truyền thống và nhân cách cho SV Việt Nam trong những năm qua. “…Trong 5 năm qua, dấu ấn thiết thực nhất đối với sinh viên là hai Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” và “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh” có tác động tích cực đến nhận thức, ý thức phấn đấu của đông đảo sinh viên. Trong 5 năm qua, có gần 50.000 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường, hơn 3.100 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh, gần 400 SV đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương...Ghi nhận những đóng góp của sinh viên Việt Nam trong chặng đường đã qua, Hội Sinh viên Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Độc lập hạng nhất”, “Huân chương Hồ Chí Minh” và năm 2010 được tặng thưởng “Huân chương Sao vàng” [35].

Ba là, phong trào“Khuyến học, khuyến tài”

Hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì vậy mà phong trào

“Khuyến học, khuyến tài”gắn với gia đình, dòng họ, từng địa phương mang tính xã hội rộng khắp đã có những tác động, ảnh hưởng tích cực đến giáo dục cao đẳng, đại học nói chung, đến việc học tập, rèn luyện của từng SV nói

riêng. Theo thống kê của Hội khuyến học Việt Nam, tính đến ngày 25/12/2013 thì số hội viên là 10.308.738 người, số chi hội là 137.957, số ban khuyến học là 75.150, số gia đình hiếu học là 3.787.519, số dòng họ hiếu học là 36.319, số cộng đồng khuyến học là 29.410. Đây là những con số rất ấn tượng.

Mọi hoạt động khuyến học, khuyến tài đều hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập (Quyết định 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”). Về thực chất đây là một chủ trương lớn nhằm phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, làm cho mỗi người dân thấy được tầm quan trọng của việc học và nỗ lực học tập, khuyến khích học sinh, SV không ngừng học tập, rèn luyện vươn lên.

Gia đình Việt Nam luôn gắn liền với dòng họ. Dòng họ có tác dụng gắn kết mọi gia đình trong việc duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của họ tộc, động viên các gia đình giữ gìn gia phong, thực hiện gia giáo. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao gia đình vinh hiển, dòng họ khoa bảng lưu danh mãi mãi. Hầu như mọi gia đình đều ý thức được việc đề cao trách nhiệm trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đối với SV khác với học sinh phổ thông, nhưng không có nghĩa gia đình không có vai trò, ảnh hưởng gì đến đời sống SV. Có thể nói tình cảm gia đình là thứ rất quý giá đối với mỗi con người, gia đình thường là tổ ấm, điểm tựa của mỗi người, nhất là với đời sống tinh thần của họ. Theo kết quả khảo sát, ý kiến của SV về tác động của môi trường giáo dục và truyền thống gia đình đối với bản thân họ là rất quan trọng [xem kết quả khảo sát, bảng 8 phụ lục: Tác động của môi trường giáo dục và truyền thống gia đình;bảng 9 phụ lục: Mối liên hệ và tham vấn ý kiến gia đình của bạn; bảng 10 phụ lục: Tham gia của bạn về hoạt động thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi họ hàng].

Phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học có sức lan tỏa rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao, có ý nghĩa to lớn trong việc động viên người người, nhà nhà thi đua học

tập, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Dòng họ hiếu học là xây dựng cộng đồng có quan hệ huyết thống, là chỗ dựa về tình cảm, về truyền thống dòng họ, đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau xây dựng đời sống văn hóa, văn minh; qua đó, mỗi gia đình đều phấn đấu trở thành gia đình hiếu học để vinh danh cho họ tộc mình. Đến nay, cả nước đã có hơn 5 triệu gia đình hiếu học và hơn 50 nghìn dòng họ khuyến học được cấp giấy chứng nhận cùng với hàng nghìn cụm dân cư khuyến học, thể hiện truyền thống hiếu học vốn có từ ngàn xưa của dân tộc tiếp tục được giữ gìn, phát huy và đã trở thành nét đẹp văn hóa Việt Nam ngày nay.

Cùng với việc tôn vinh, khen thưởng các thủ khoa hàng năm của Nhà nước, các địa phương, các trường cao đẳng, đại học, các cuộc thi “Nhân tài đất Việt”, “Giải thưởng Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam” được tổ chức hàng năm, đã phát hiện nhiều SV tài năng, là những nhà khoa học có triển vọng. Đặc biệt, năm 2013, cả 36/36 lượt học sinh tham dự các kỳ thi Olympic đều đoạt giải. Riêng đội tuyển Olympic quốc tế môn Toán học đã vươn lên xếp thứ 7 trong số 97 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, tăng 2 bậc so với năm 2012. Việt Nam tiếp tục đạt thành tích cao trong số các nước tham dự cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật quốc tế. Điều muốn nói trong số các em đoạt giải tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, các em đạt điểm thi đại học xuất sắc, nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn như em Trần Thị Thu Hương - học sinh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 91)