Hỏi một số câu hỏi mang tính cá nhân trước

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 53)

Nếu có một ngày, bạn cho rằng cần thiết phải bàn luận công việc kinh doanh với người khác(đương nhiên không phải lần nào gặp mặt khách hàng cũng liên quan đến công việc kinh doanh), bạn có thể mở đầu cuộc nói chuyện bằng những câu hỏi mang tính chất cá nhân. Để làm được điều đó, bạn có thể nói những lời đại loại như: “ Trước khi bàn chuyện kinh doanh..” hoặc “ trước khi giới thiệu về sản phẩm của chúng tôi, tôi nghĩ, sẽ rất thú vị nếu cùng bàn luận với ông một số vấn đề ngoài lề, ...”

Ban đầu, khi mới gặp, bạn phải làm cho người khác cảm nhận được rằng sau khi chúng ta bàn đến những vấn đề cá nhân mang tính chất xã giao, chúng ta vẫn bàn đến các vấn đề kinh doanh. Tôi biết, sẽ không dễ nói ra, từ vấn đề cá nhân không dễ mà chuyển ngay được sang vấn đề kinh doanh, nhưng khi bạn đã tìm ra được cách bắt đầu cho một câu hỏi hay thì bạn có thể sử dụng nó nhiều lần trong nhiều dịp, với những khách hàng khác nhau. 20 câu hỏi này bạn có thể sử dụng trong nhiều tình huống, có thể áp dụng với đa số mọi người. Rất ít người nổi giận khi nghe người khác hỏi những câu như “ Anh sống ở đâu?” , “ Anh làm nghề gì?” hoặc “ Anh đã bước vào ngành này như thế nào?”Trong tình huống không được chuẩn bị kỹ càng và không có đủ sự giới thiệu cần thiết, bạn có thể hỏi “ những lúc rảnh rỗi anh thường làm gì?” nhưng sẽ quá riêng tư nếu hỏi các câu hỏi như “ Anh thích đi nghỉ ở đâu?”.

Cũng cần phải chú ý đến tình hình khi giao lưu với người khác, đồng thời bạn phải lên kế hoạch chi tiết cho việc phải nói những gì để có thể đưa ra câu hỏi cho đối phương. Đáng tiếc là đa phần những nhân viên bán hàng đều không làm như vậy. Lấy ví dụ về câu hỏi: “Có việc gì mà anh muốn làm nhưng vẫn chưa có thời gian để làm? Bạn không thể tùy tiện hỏi người khác câu hỏi này, bạn phải tập trung lắng nghe người khác nói và chờ đến khi có cơ hội thích hợp. Nếu bạn hỏi người khác câu hỏi “

Anh thường làm gì vào thời gian rảnh?” Nếu họ trả lời “ Tôi lúc nào cũng phải làm việc.” bạn sẽ có cơ hội để hỏi tiếp như sau: “ Tôi biết cảm giác đó, tôi cũng luôn nghĩ, tôi sẽ làm gì khi có thời gian rảnh. Anh đã bao giờ nghĩ xem mình sẽ làm gì khi có thời gian rảnh rỗi không?”. Nếu bạn đưa ra câu hỏi theo cách ở trên thì gần như tất cả mọi người đều sẽ trả lời câu hỏi của bạn.

Tôi nghĩ, những người bản tính không thích đặt câu hỏi, do sợ không dám chia sẻ thông tin với người khác nên về mặt tâm lí của họ tồn tại những sai lầm về mặt nhân thức. Họ không muốn hỏi người khác đi nghỉ ở đâu bởi vì họ không muốn người khác hỏi họ đi nghỉ ở đâu, họ không muốn hỏi người khác làm gì vào những lúc rảnh rỗi bởi vì họ không muốn người khác hỏi họ câu hỏi tương tự.

Có thể những người này họ đã lớn lên với một quan niệm rằng: cuộc sống riêng tư là cuộc sống riêng tư, hoạt động kinh doanh hoàn toàn tách biệt với cuộc sống riêng. Có thể họ cho rằng việc hỏi những câu hỏi mang tính chất cá nhân sẽ khiến cho họ cảm thấy ngại ngùng hoặc bối rối, hoặc họ cho rằng kế hoạch nghỉ ngơi hoặc hoạt động giải trí không liên quan đến nội dung công việc. Có thể họ nghĩ rằng, ngôi trường họ đã học, kế hoạch nghỉ ngơi hoặc sở thích của họ trong những lúc rảnh rỗi không được như người khác, không có sức hấp dẫn, không thú vị, không đáng để nói đến như của người khác. Xét từ góc độ đó, họ sẽ phải mạo hiểm với sự kỳ thị của người khác khi đặt câu hỏi.

Đó thật là một điều không may mắn bởi vì với tính cách đó họ sẽ gặp nhiều trở ngại khi thiết lập mối quan hệ với người khác. Có thể người khác sẽ tôn trọng họ, đó là vì kiến thức chuyên môn và khả năng giải quyết các vấn đề khó của họ. Nhưng đồng thời, họ cũng ít có khả năng thiết lập được mối quan hệ mang màu sắc tình cảm với khách hàng hay đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w