Phân biệt bản chất sự tôn trọng

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 78)

Trước tiên, chúng ta hãy nói về sự tôn trọng. Bạn tôn trọng điểm gì ở người khác? Hãy nghĩ đến người mà bạn tôn trọng nhất, người này không nhất thiết phải là người bạn cần thiết lập quan hệ tốt hơn, họ có thể là bố mẹ bạn, giáo viên của bạn, hoặc có thể là ông chủ cũ của bạn.

Bạn hãy viết ra 4 hoặc 5 điểm đáng để tôn trọng của người đó. Phẩm chất nổi bật nhất của người bạn tôn trọng là gì? Khi tôi yêu cầu những học viên trong lớp bồi dưỡng làm bài tập tương tự, họ đã viết như sau:

- Chúng tôi tôn trọng những người biết cảm ơn, nhiệt tình, khiêm tốn, thành thực, có tài.

- Chúng tôi tôn trọng những người đáng tin cậy, có giáo dục, nhã nhặn và tôn trọng người khác

- Chúng tôi tôn trọng những người dám đảm đương trách nhiệm, thẳng thắn và biết làm cho người khác vui.

- Chúng tôi tôn trọng những người chân thật, quý mến người khác, có học vấn và tạo được cảm giác thú vị cho người khác khi nói chuyện, biết cách lắng nghe người khác.

- Chúng tôi tôn trọng những người có năng lực, có khả năng diễn đạt tốt, có vốn kiến thức rộng và hài hước.

- Chúng tôi tôn trọng những người đáng tin cậy, tích cực, thành thật và biết cảm thông.

- Chúng tôi tôn trọng những người có khả năng phán đoán tốt và trung thực, có thể vươt qua được những cám dỗ và dũng cảm.

- Chúng tôi tôn trọng những người quan tâm đến người khác, không sợ hãi trước nguy hiểm và chu đáo.

- Chúng tôi tôn trọng những người có kinh nghiệm, coi trọng gia đình, giữ chữ tín và có thể tin cậy được.

- Chúng tôi tôn trọng những người chính trực, có trí tuệ, luôn sẵn lòng chỉ bảo người khác và có thể là chỗ dựa cho người khác.

Chúng ta có thể thấy, có những phẩm chất được đề cập đến nhiều lần, đó là những phẩm chất như đáng tin cậy, thành thực,có thể làm chỗ dựa và tôn trọng người khác…. Người bạn tôn trọng có những phẩm chất đó không?

Chúng ta tôn trọng những phẩm chất đó của họ thì họ cũng tôn trọng những phẩm chất đó của chúng ta, nếu chúng ta có. Nếu chúng ta có thể trở thành người biết lắng nghe hơn, có năng lực hơn đồng thời dũng cảm hơn, hài hước hơn và tôn trọng người khác thì chúng ta càng có nhiều cơ hội giành được sự tôn trọng của người khác. Nếu bạn không có những phẩm chất đáng để người khác tôn trọng thì bạn có lí do gì để yêu cầu họ tôn trọng bạn không?

Thực ra, những phẩm chất mà tôi liệt kê ở trên đều do những học viên của tôi cung cấp. Tuy nhiên, phẩm chất mà mỗi người có được không giống nhau và có mức độ khác nhau, nếu ai cũng có những phẩm chất như nhau, ở một mức độ như nhau thì thế giới của chúng ta sẽ đẹp hơn nhiều , nhưng nếu chúng ta vẫn là những người bình thường thì một thế giới như thế sẽ không thể tồn tại.

Dù bạn là người đáng tin cậy, chân thực, đáng tôn trọng, sẵn lòng giúp đỡ người khác, lương thiện, tiết kiệm, dũng cảm…. thì bạn vẫn sẽ gặp phải khó khăn để giành được sự tôn trọng của người khác. Khi tôi hỏi những học viên lớp bồi dưỡng rằng “ Khách hàng của các bạn nghĩ gì về nhân viên bán hàng?” Câu trả lời luôn là “ Họ là những người thích chứng tỏ mình, không hiểu người khác và chỉ nghĩ đến bản thân.”

Sau đó tôi lại hỏi “ Nếu đó là đánh giá chúng của khách hàng về những nhân viên bán hàng, vậy họ đánh giá như thế nào về anh?” Câu hỏi này đã buộc họ phải xem xét lại mối quan hệ của họ với khách hàng từ một góc độ mới.

Ở đây tôi chỉ lấy nhân viên bán hàng làm ví dụ, tuy nhiên vấn đề tôn trọng này còn ảnh hưởng đến từng nhân vật trong thế giới kinh doanh. Nếu bạn là trưởng phòng hậu mãi của một công ty điện gia dụng, những nhân viên kỹ thuật thường đánh giá như thế nào về trưởng phòng hậu mãi? Họ nghĩ gì về bạn? Nếu bạn là biên tập một tờ tạp chí, những đồng nghiệp quan trọng của bạn như nhân viên kế toán, nhân viên phát hành, nhân viên quảng cáo…nhìn chung họ có nhận xét như thế nào về biên tập? Họ đánh giá bạn như thế nào? Trưởng phòng khai thác thị trường đánh giá như thế nào về cố vấn quản lí? Có cách nhìn như thế nào về bạn? Giám đốc thị trường đánh giá như thế nào về người của công ty quảng cáo? Đánh giá bạn như thế nào?

Chúng ta hãy nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này. Những khách hàng quan trọng và đồng nghiệp của bạn, những người bạn muốn thiết lập quan hệ, không những đánh giá bạn mà còn nói những điều đó cho người khác. Vậy họ sẽ bàn luận về bạn với người khác như thế nào? Vào lúc họ đang bàn về bạn, còn bạn là người vô hình đứng đó lắng nghe, bạn sẽ nghe được những gì? “ cô ấy là một nhân viên bán hàng xuất sắc..”, hoặc “ cô ấy là người đáng tin cậy nhất, chu đáo nhất mà tôi từng biết”.

Thông thường chúng ta không có điểm gì khác với người khác, chúng ta làm những công việc thuộc lĩnh vực mình tham gia và chúng ta không có gì thay đổi, chúng ta thiên về “ mặc mãi một kiểu áo khoác” vì nó rất vừa vặn.

Nhưng một vấn đề quan trọng hơn: nếu một vị khách hàng tiềm năng quan trọng của bạn liên kết với đấu thủ cạnh tranh của bạn, nếu bạn vẫn giữ thái độ thù địch đối với họ thì liệu bạn có phát triển được mối quan hệ với họ hay không? những người khách hàng đã mua những sản phẩm và dịch vụ của đối thủ của bạn có thực sự sáng suốt không? họ đã sai lầm ở điểm nào?

Nếu bạn áp dụng thái độ thù địch thì tôi có thể khẳng định bạn sẽ mãi mãi chỉ có thể đứng ở chân kim tự tháp các mối quan hệ, không những thế, khách hàng tiềm năng của bạn sẽ mãi mãi chỉ là khách hàng tiềm năng mà không thể trở thành khách hàng của bạn được.

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 78)