13 cách để giành được sự tôn trọng

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 80)

Theo thời gian, sự trước sau như nhất của bạn, những hành động đáng tin cậy, cách bạn hỗ trợ họ, cách bạn đưa ra câu hỏi, sự hiểu rõ của bạn về sản phẩm của mình và của đối phương, những hành động bạn đưa ra nhằm xây dựng mối quan hệ... tất cả đều là những công cụ giúp bạn bước lên kim tự tháp các mối quan hệ. Vậy thì bạn sẽ làm những gì để giành được sự tôn trọng? Theo tôi thì có 13 phương pháp sau:

1. Thực sự có hứng thú đối với người khác. 2. Đã nói là làm, không làm được thì không nói.

3. Nếu là người có kiến thức sâu rộng thì hãy đưa ra lời khuyên, nếu không thì nên im lặng.

4. Kiểm soát tình cảm của mình, tức giận chỉ làm hỏng hết mọi việc. 5. Thành thực và thẳng thắn.

6. Khách quan, tránh sự không công bằng. 7. Kiên định nhưng không áp đặt.

8. Là người có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và vào lúc thích hợp có thể chia sẻ sự hiểu biết của bạn với người khác.

9. Luôn khiêm tốn và tôn trọng mọi người. 10. Chăm chú lắng nghe người khác.

11. Cố gắng tìm hiểu người khác và quan điểm của họ.

12. Làm những việc có thể chứng tỏ bạn làm hoàn toàn vì họ chứ không phải vì bản thân.

13. Phát hiện và giúp những người khác đạt được những nhu cầu cua họ.

Tôi biết những cách trên không hàm chứa tất cả những gì bạn cần làm để giành được sự tôn trọng, tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, đấy là những khởi đầu tốt.

1. Thực sự có hứng thú với người khác

“Đặc điểm chung của thành công và hạnh phúc là nó đều bắt nguồn từ người khác”, Les Giblin trong tác phẩm “ Làm thế nào để có được sự tự tin và trí tuệ trong giao tiếp” đã chỉ ra như vậy. Nhưng để luôn luôn quan tâm đến người khác là một điều vô cùng khó khăn bởi vì đó không phải bản tính của chúng ta.

Nếu bạn không thể có hứng thú thực sự với người khác, thì bạn sẽ không thể nào thể hiện được sự đặc biệt của mình, bạn sẽ giống như tất cả những người khác. Tuy nhiên một khi bạn đã nhận ra được khó khăn nằm ở đâu thì bạn sẽ thay đổi như thế nào?Bạn hãy tự hỏi bản thân: người này có điểm gì làm mình ghét? tại sao mình không cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với người này? Nếu bạn muốn giành được thành công thì phải làm rõ được tại sao và do đâu bạn lại cảm thấy ghét người đó. Từ đó, khơi gợi được niềm hứng thú thực sự của bạn đối với người khác. Cũng giống như tôi, khi sau khi tìm ra ưu điểm của Dick, tôi đột nhiên cảm thấy anh ấy có rất nhiều ưu điểm khiến tôi quý mến.

Giống như đa số chúng ta, nếu bạn cảm thấy thực sự có hứng thú với người khác thì đầu tiên phải thể hiện điều đó ra ngoài. Vậy phải biểu hiện ra như thế nào?

Nếu bạn muốn có được sự tôn trọng của người khác, thì trước tiên bạn phải tôn trọng họ. Sự tôn trọng đó phải xuất phát từ trái tim, phải chân thành. Mọi người đều thích được người khác chú ý đến, tên của họ là thứ quan trọng nhất trong cuộc sống của họ. Nếu bạn có thể nhớ được thật nhiều cái tên thì đó chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi thế cho bạn. Và sẽ thật may mắn cho bạn nếu bạn có thể nhớ được thật nhiều những chi tiết vụn vặt.

Cách tốt nhất để tạo được sự khác biệt với người khác là hãy quan tâm chú ý đến người khác nhiều hơn., phải thực sự có hứng thú với họ, đồng thời, không được quá quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của mình. Bạn phải luôn luôn nhớ rằng, nếu bạn làm công việc của một người bán hàng, thì lí do để bạn muốn thiết lập quan hệ là vì sản phẩm của mình, bởi vậy, mối quan hệ là quan trọng, là tiền đề cho việc bán hàng. Nếu bạn không phải là một nhân viên bán hàng, thì thông qua việc thiết lập được những mối quan hệ tốt, bạn có thể làm tốt công việc của mình hơn, có hiệu quả hơn, và vui vẻ hơn.

2. Đã nói là làm, không làm được thì không nói

Tôi biết, 13 gợi ý của tôi giống như những điều hiển nhiên, như những điều cô giáo vẫn dạy các cháu mẫu giáo: phải biết yêu mến người khác, biết chia sẻ với người khác, không được nói dối….

Trên thực tế, trong hầu hết các tình huống, chúng ta đều sẽ làm những việc chúng ta cho là quan trọng, đương nhiên là chúng ta sẽ phải làm những việc quan trọng với chúng ta. Nếu chúng ta nói, chúng ta phải chuẩn bị trước cho một cuộc họp, cuộc họp này có liên quan đến tiền đồ của chúng ta, bạn thử nghĩ xem, kết quả sẽ như thế nào? Kết quả là chúng ta sẽ chuẩn bị cho cuộc họp rất chu đáo. Nếu chúng ta đảm bảo rằng những giấy tờ quan trọng này sẽ được đưa đến đúng hẹn thì chúng ta sẽ đích thân đưa chúng đến.

Tuy nhiên, khi sự việc dường như không quan trọng lắm đối với chúng ta, thì mọi việc lại trở nên khó đoán trước.“ Ngày mai tôi sẽ gọi điện cho anh”, đó là câu mà bạn có thể chỉ bâng quơ trả lời với đồng nghiệp trước khi kết thúc cuộc nói chuyện. Nếu sau đó bạn không gọi điện cho đồng nghiệp thì sơ suất của bạn liệu có làm hỏng sự nghiệp của bạn không? Không chắc lắm. Tuy nhiên, nếu việc đó có thể làm bạn mất việc, nếu bạn nói bạn sẽ trả lời cho ông chủ vào ngày hôm sau thì tôi tin chắc là bạn sẽ gọi.

Robert Townsend, trong một cuốn sách nổi tiếng của mình viết về quản lí học viết, “ nếu khách hàng hỏi bạn lúc nào sẽ đưa hàng đến, bạn phải suy nghĩ trước khi trả lời, bạn phải để cho mình đường lùi, sau đó hãy xác định thời gian cụ thể, và bạn phải đưa hàng đến sớm hơn thời gian đã hứa một chút.”

Townsend nói “ Trên thế giới có hai loại người, có rất ít người biết giữ lời ( dù những việc mà họ hứa không phải việc gì to tát), càng ít người có thể nói được làm được. Hòa nhập vào giữa những người thuộc loại thứ nhất và ở lại, dù bạn ở đâu, bạn cũng sẽ là người có giá trị.

3. Nếu là người có kiến thức sâu rộng thì hãy đưa ra lời khuyên, nếu không thì nên im lặng

Nếu bạn có thể đưa ra những lời khuyên thiết thực cho vấn đề đang được tranh luận thì bạn nên nói ra.

Nếu bạn cho rằng trong trường hợp bạn hiểu rõ tình hình thì có thể đưa ra được những gợi ý có giá trị thì bạn nên đưa ra những câu hỏi quan trọng mà người khác có thể trả lời một cách thoải mái.

Nếu bạn cho rằng mình không thể giúp gì được, sau khi tìm hiểu rõ tình hình cũng không có nhiều khả năng giúp được thì bạn nên im lặng và chăm chú lắng nghe. Tôi nghĩ, để làm được điều này không phải là khó đối với bạn.

4. Kiểm soát tình cảm của mình, tức giận chỉ làm hỏng hết mọi việc

Có câu “ Sự giận dữ như cơn cuồng phong, nó có thể thổi tắt ngọn đèn trí tuệ của bạn”. Sự giận dữ thường khiến bạn làm những việc ngu ngốc mà khi tỉnh táo bạn không bao giờ làm. Tuy nhiên, nếu như cơn giận của bạn thực sự bị khơi dậy thì bạn phải làm gì?

Mike Adward nói, trước đây anh có một khác hàng thường xuyên mắng chửi người khác, anh ta là một nhà bán buôn khá thành công và chính vì điều đó mà anh ta tỏ ra rất kiêu ngạo. “ Mỗi khi tôi đến văn phòng của anh ta, lúc thì anh ta tuôn ra những lời nói thô tục, lúc thì nói những điều khoác lác vô lối. Anh ta cho rằng anh ta có mối quan hệ tốt với ông chủ của Mike nên có thể làm gì thì làm. Mỗi khi tôi bước vào văn phòng của anh ta là anh ta bắt đầu mắng nhiếc, tôi ngắt lời anh ta và nói : ‘Đủ rồi đấy, rõ ràng là tôi làm ông khó chịu, từ nay về sau ông sẽ không phải chịu sự khó chịu này nữa, tôi sẽ không đến chỗ ông nữa’”

“Vậy ư? Anh sẽ còn đến nữa”, khách hàng của Mike nói, “anh phải thường xuyên đến đây, không những thế còn phải gọi điện thoại cho tôi.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Không, tôi sẽ không gọi đâu, tôi không muốn giao thiệp với kiểu người như ông, tôi chưa từng mắng chửi ông, tôi cũng không muốn nghe ông mắng chửi tôi.” Mike rời khỏi văn phòng của khách hàng, lái thẳng xe về công ty, đến gặp ông chủ, kể về sự việc vừa xảy ra, anh còn nói, “Ông hiểu ông ấy, nếu ông ấy vẫn chưa gọi điện thoại đến thì tôi cũng muốn kể để ông được biết, ông ta chắc sẽ gọi điện đến và sẽ yêu cầu tôi vẫn tiếp tục đến chỗ ông ta. Tôi không muốn làm trái yêu cầu của ông nên tôi đề nghị ông về sau đừng yêu cầu tôi đến chỗ ông ta bởi vì tôi sẽ không đi đâu”

Ông chủ của Mike cười và nói: “Đừng lo, tôi hiểu ông ấy, tôi sẽ xử lí được việc này.”

5. Thành thực và thẳng thắn

Giống như có người đã từng nói, thành thực không phải là nguyên tắc đúng đắn nhẩt thành thực là nguyên tắc duy nhất.

Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thì bạn phải nói thẳng ra cho rõ ràng. Muốn có được sự tôn trọng của khách hàng, thì bạn bắt buộc phải luôn luôn nói thật, bạn phải làm như vậy, nếu không, bạn sẽ bị lộ một cách nhanh chóng, dù chỉ là một lần thì khách hàng cũng sẽ không bao giờ quên.

Khách hàng muốn được nghe sự thật, đặc biệt là những lời nói thật của từ nhân viên bán hàng bởi vì rất nhiều người trong số họ đã hình thành nên một định hướng tư duy nào đó - họ sẽ nhân được những câu trả lời đưa đẩy và hào nhoáng từ những người bán hàng. Họ cho rằng, dù cho sự khác biệt giữa những sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh có thể là rất nhỏ, nhưng những nhân viên bán hàng sẽ cố gắng để làm khuyếch đại chúng. Dám thừa nhận sự khác biệt giữa sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh là rất nhỏ ( nếu đó quả là sự thực) thì bạn sẽ thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng bởi vì họ không nghĩ rằng mình sẽ có thể nhận được một câu trả lời thẳng thắn như vậy, bởi vậy, nói thật là một sách lược vô cùng hiệu quả.

Nhân viên bán hàng thường hay vi phạm nguyên tắc này. Họ không có được thái độ khách quan khi làm việc với khách hàng. Hơn nữa, khi người khác cho rằng ý kiến của bạn phiến diện thì bạn sẽ khó mà nhận được sự tôn trọng của họ, về điểm này, không chỉ đối với nhân viên bán hàng mà với bất kể ai cũng đều không phải là ngoại lệ.

Bởi vậy, bạn nhất định phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng về cách giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình cũng như kế hoạch của mình. Khi bạn nói những lời như : “Đây là phát minh vĩ đại nhất trên thế giới…, anh phải làm như thế……, mọi người đều làm như thế……”, so với việc bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình theo một cách khách quan hơn thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Dù những lời giới thiệu của bạn rất logic, nhưng do những lời giới thiệu của bạn chỉ tập trung vào quan điểm của bạn, họ vẫn có thể cho rằng những lời giới thiệu của bạn mang tính phiến diện.

Nếu khách hàng cho rằng có rất ít sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, còn bạn lại có ý định làm tăng sự khác biệt đó lên, như vậy bạn sẽ đánh mất sự tín nhiệm của khách hàng đối với bạn. Nếu khách hàng của bạn cho rằng có rất ít sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, nhưng sự khác biệt đó là rất quan trọng và bạn cũng dùng chính cách đó để giới thiệu cho khách hàng sự khác biệt này, như vậy bạn sẽ có được sự tôn trọng của họ.

Thực hiện theo cách này không có nghĩa là bạn không quan tâm đến đặc điểm, ưu thế của sản phẩm và dịch vụ của mình, một thái độ khách quan sẽ cho khách hàng của bạn thấy được sự đúng đắn, sự trong sáng trong động cơ của bạn.

Thông thường, bình luận về sở trường sở đoản của người khác sau lưng họ sẽ không thể giành được sự tôn trọng của người khác đối với bạn, cho dù là người lợi dụng được những lời nói của bạn để đem lại lợi ích cho mình thì cũng sẽ không tôn trọng bạn.

7. Kiên định nhưng không nên áp đặt

Người khác không để ý đến sự kiên định của bạn, nhưng họ không thích bị áp đặt, hoặc họ cho rằng bạn có thể thông qua đó thể hiện sự không hài lòng. Vậy làm thế nào để biết được họ cảm nhận như thế nào về bạn?

Câu hỏi của bạn phải được đặt ra trước khi bạn trượt xuống chân kim tự tháp các mối quan hệ bởi vì cách làm của bạn có thể đã đi quá đà. Bạn có thể hỏi, họ muốn anh gọi điện cho họ với tần suất như thế nào. Bạn có thể hỏi, liệu họ có thấy bạn nhiệt tình một cách thái quá. Bạn đánh giá hành vi của mình như thế nào không quan trọng bằng việc người khác cảm nhận như thế nào về bạn.

Chúng ta đã nói đến phản ứng của người khác đối với mình, mặt khác của vấn đề đặc biệt này liên quan đến vấn đề đưa ra phản ứng như thế nào đối với người khác

Đối với khách hàng, việc của họ luôn luôn là những việc khẩn cấp, mặc dù có thể đó chỉ là những việc nhỏ nhặt, không đáng gì nhưng đối với khách hàng thì đó lại là những việc rất quan trọng. Họ luôn muốn nhanh chóng có được câu trả lời. Dù bạn không có thứ họ cần thì bạn cũng phải trả lời, đây chính là cách để có được sự tôn trọng và tin tưởng của người khác đối với bạn. Họ biết rằng, họ có thể gọi điện cho bạn, có thể gọi bạn, thông thường, trong vòng hai tiếng đồng hồ, bạn nên gọi điện cho họ, ít nhất điều đó cũng có thể cho họ thấy bạn đang nghĩ cách giải quyết vấn đề của họ.

8. Là người có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và vào lúc thích hợp có thể chia sẻ sự hiểu biết của bạn với người khác

Những người có kiến thức về một lĩnh vực nào đó thường có sức hấp dẫn mạnh mẽ với những người khác. Nếu bạn là chuyên gia thực sự trong lĩnh vực câu cá, món ăn pháp hay chuyên nghiên cứu về cuộc nội chiến Mỹ, sẽ có rất nhiều người tôn trọng bạn vì sự uyên bác của bạn trong những lĩnh vực đó. Trong số chúng ta có rất ít người được gọi là chuyên gia hay được coi là chuyên gia vì những kiến thức mà họ có được.

Nếu bạn chưa có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực nào đó, tôi nghĩ sẽ là ý hay nếu bạn bắt đầu tìm hiểu những kiến thức về những lĩnh vực mà bạn thực sự hứng thú. Thông qua sách vở, băng ghi hình, hay internet, bạn đã có thể có được những kiến thức chuyên môn trong một thời gian ngắn. 20 năm trở lại đây, tôi đã xem khoảng hơn 200 cuốn sách viết về thị trường kinh doanh và thực hiện mục tiêu thành công, liệu đã có thể nói tôi là một chuyên gia về lĩnh vực này chưa? Vẫn chưa thể nói như vậy, tuy nhiên, thông qua đó, tôi đã có được lượng kiến thức lớn hơn rất nhiều so với những nhân viên bán hàng khác.

Một sự thực rõ ràng rằng, chúng ta luôn thích làm quen và kết giao với những

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 80)