Một điểm cần phải nêu ra là, chúng ta không phải chỉ cần hỏi 20 câu hỏi này mà là phải hỏi hàng trăm hàng nghìn câu hỏi, 20 câu hỏi này chỉ là bắt đầu, cùng với sự phát triển của mối quan hệ, bạn cần phải đưa ra nhiều câu hỏi hơn nữa.
Những câu hỏi này là khởi điểm của bạn, chứ không phải để dựa vào đó viết một bài điều tra; Cách đặt câu hỏi của bạn cũng không phải là tra hỏi, cũng không phải là sau khi có được đáp án của những câu hỏi này là bạn đã có thể giành được thành công; Đưa ra những câu hỏi này cũng không phải là để điều tra thị trường; Bạn không tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua những câu hỏi, để rồi từ đó bạn có thể đưa ra những phương án giải quyết về mặt sản phẩm hoặc kỹ thuật đối với những vấn đề của họ cho dù việc đó có thể là một phần quan trọng trong quá trình thiết lập mối quan hệ; Cũng không chỉ đơn thuần là kết bạn, cho dù trường hợp đó có thể xảy ra. Vấn đề then chốt trong việc tận dụng những câu hỏi này là thiết lập một mối quan hệ kinh doanh hai bên cùng có lợi, đồng thời tận hưởng những gì tốt đẹp của quá trình này.
Nếu bạn có thể đi theo sự chỉ dẫn của 20 câu hỏi này, đồng thời ứng dụng một cách hợp lí, cùng với thời gian, bạn sẽ có thể kết giao với rất nhiều người, bước lên đỉnh của kim tự tháp các mối quan hệ. 20 câu hỏi cụ thể như sau:
1. Anh thường làm gì ngoài giờ?
2. Anh học ở trường nào ( anh đã lựa chọn trường học của mình như thế nào?) 3. Anh lớn lên ở đâu? Cảm giác như thế nào khi lớn lên ở đó?
4. Thời trung học của anh như thế nào?
5. Những lúc rảnh rỗi anh thường thích đọc sách gì? 6. Anh đã lựa chọn nghề nghiệp của mình như thế nào? 7. Nói cho tôi biết về gia đình của anh
8. Anh thích đi nghỉ ở đâu nhất?
9. Trong số những kỳ nghỉ mà anh không được nghỉ, anh thích kỳ nghỉ nào nhất? 10. Anh có tham gia hoạt động của một tổ chức xã hội nào không?
11. Anh thích tham gia hoạt động nào nhất? 12. Anh thích xem những trận thi đấu nào?
13. Nếu anh mua vé xem trận thi đấu thì đó sẽ là trận thi đấu nào? 14. Anh đã quyết định định cư lại đây như thế nào?
15. Anh có thể kể cho tôi một vài chuyện khiến tôi ngạc nhiên ko?
16. Có việc gì mà anh muốn làm nhất nhưng lại không có thời gian để làm?
17. Trong công việc của anh có vấn đề gì hay khó khăn gì mà tôi hoặc công ty tôi có thể giúp đỡ được không?
18. Trong sự nghiệp của anh, anh đã từng gặp phải những thất bại lớn nào? 19. Theo anh, những phẩm chất nào có thể tạo ra một đại diện kinh doanh giỏi? 20. Nếu thu nhập giống nhau, và anh có thể tự do lựa chọn, anh sẽ chọn công việc nào?
Hãy lưu ý rằng, những câu hỏi này, cũng giống như những câu hỏi được thiết kế để có được thông tin cần thiết, có thể trả lời một cách thoải mái đồng thời luôn là những câu trả lời chính xác. Mục đích của việc đưa ra những câu hỏi này là dẫn dụ đối phương nói về bản thân, bởi vì chỉ khi họ nói về bản thân mình thì bạn mới có thể phát hiện được những sở thích chung giữa hai người, phát hiện được điều gì là quan trọng đối với họ. Thông qua cách đặt câu hỏi một cách hợp lí để khiến họ nói về bản thân, bạn sẽ có thể bước lên được tầng cao hơn của kim tự tháp các mối quan hệ, từ đó hình thành một mối quan hệ thân thiết hơn với những đối tác kinh doanh.
Tôi hiểu rằng, mỗi độc giả lại có một cảm giác khác nhau đối với từng câu hỏi. Có một số người có thể sẽ quan tâm hơn đến những câu hỏi về kinh doanh, bởi vì họ không thích hỏi những câu hỏi mang tính chất cá nhân. ( tuy nhiên, những câu hỏi như vậy cũng rất khó hỏi, ví dụ: thời trung học của anh như thế nào? Nên bắt đầu từ những câu hỏi dễ)
Những người bạn gặp khi kinh doanh có thể cảm thấy không thoải mái khi bàn luận về những vấn đề cá nhân nhưng để thiết lập mối quan hệ, bạn phải tìm hiểu được điều gì là thực sự quan trọng đối với đối tượng bạn cần kết giao. Trong một thời gian nhất định, một người có thể đang nghĩ đến việc sẽ làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần, hoặc đang nghĩ đến kỳ nghỉ sắp tới, hoặc có thể nghĩ về việc gia đình. Hoặc cũng có thể họ đang đau đầu về vấn đề tổ chức cuộc họp sắp tới như thế nào.