.6 NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ THÀNH CÔNG TRONG KNHDOANH

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 117)

Thông qua những kinh nghiệm của bản thân tôi và những kinh nghiệm mà tôi đã có được thông qua việc đọc sách, tôi phát hiện ra rằng có 6 nhân tố thúc đẩy sự thành công trong kinh doanh. Quả thực, có người có thể sẽ tranh luận rằng, sự thành công trong kinh doanh được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố khác như sự kiểm soát những rủi ro trong việc thay sản phẩm mới, khủng hoảng tiền tệ và các nguy cơ khung hoảng khác, sách lược thị trường hiệu quả…. Đương nhiên tôi cũng không phủ định những điều đó.

Có thể để làm rõ hơn nữa quan điểm của mình, sự tổng kết của tôi không tránh khỏi bị đơn giản hoá. Tuy nhiên, tôi cũng có thể đưa ra nhiều lí do để chứng minh, cũng giống như tầm quan trọng của những nhân tố khác, nếu không có người tài, không có không khí làm việc tốt, không có mối quan hệ tốt, không có sự chỉ dẫn và bồi dưỡng, cũng không có thành quả công việc và cũng không có cơ chế khuyến khích nhân viên, một doanh nghiệp sẽ không thể có được những thành công liên tục.

Sau đây chúng ta cùng xem xét kỹ lưỡng các nhân tố dưới đây: 1. Nhân tài

Công việc đầu tiên của bất kỳ một nhà quản lí nào là đảm bảo cho tổ chức mình có được những người tài và những người có hiệu suất làm việc cao, hơn nữa, cần phải thay thế những nhân viên không có những năng lực đó. Tôi cho rằng, những nhân viên đạt tiêu chuẩn không chỉ phải có những kỹ năng phù hợp cho công việc, hơn nữa còn phải biết cách làm thế nào để thiết lập mối quan hệ. Một trong những nhiệm vụ của người làm giám đốc là giữ được những nhân viên có tài và loại bỏ những người không làm được việc.

Đối với một số chức vụ, tốt nhất nên nguyên tắc, khi chức vụ trống, bạn phải tìm người để đảm đương chức vụ đó, nếu người bạn tìm là một người có năng lực kém bạn sẽ liên tục phải giải quyết các phiền phức của công ty do người này đem lại.

David Snow là Tổng giám đốc của Astra Zannika, công ty này kinh doanh các loại thuốc cao huyết áp và tim mạch. Ông chỉ ra rằng, một vị giám đốc, “ thường phải giành rất nhiều thời gian cho những người nhân viên có vấn đề, bởi vì họ luôn khiến bạn vướng vào rắc rối, bạn luôn phải đối mặt với những thử thách không ngừng. nếu bạn quản lí một nhóm người” – David quản lí một nhóm gồm 85 người – “bạn sẽ nhìn thấy một đường cong, luôn có một số người đứng ở vị trí cuối của đường cong đó, họ luôn là những người đem đến rắc rối”

Một vị giám đốc có thể dốc nhiều tâm huyết vào việc nâng cao tỉ lệ sản xuất, nâng lên mức bình quân trong ngành. Một trong những phương pháp có thể lựa chọn là, đầu tư nhiều thời gian hơn vào 20% hoặc 25% số nhân viên xuất sắc. David nói, những người này, “ chỉ cần giúp đỡ một chút là có thể cống hiến cho công ty từ 50% đến 75%, hơn nữa còn có thể hoàn thành công việc một cách rất xuất sắc.Tôi nghĩ bạn nên cẩn thận một chút, không nên thử thẻ tạo ra kỳ tích bằng việc dạy bảo 10% hoặc 15% số nhân viên có năng lực kém đồng thời lại thờ ơ với những nhân viên xuất sắc nhất.”

David nói, ông luôn cố gắng giúp đỡ những nhân viên vốn đã có hiệu suất làm việc rất cao, chỉ ra cho họ cách để nâng cao hơn nữa hiệu suất công việc của họ. “ Rất dễ dàng để giúp đỡ những người có tiềm năng, muốn có sự phát triển lớn hơn, tự tin vào bản thân nhưng lại chưa thực sự xuất sắc trong công việc. Bởi vì họ muốn tiếp tục tiến bộ, muốn có được bước phát triển hơn nữa, đây là một tố chất vô cùng ưu tú, vì thế giúp họ sẽ rất dễ dàng.”

Có một số nhân viên kinh doanh, chỉ biết bán sản phẩm cho một nhóm người đặt định. Điều đó chưa chắc đã là điều không tốt. Mọi người đều thích tuyển dụng những người mang lại cho họ cảm giác dễ chịu, hoặc hợp tác kinh doanh với những người dễ chịu.

Một công ty cần phải có nhiều kiểu nhân viên kinh doanh, bởi vì khách hàng mục tiêu cũng vô cùng đa dạng. Bạn phải hiểu rằng chúng ta không phải ai cũng là người thành thật, giỏi hòa đồng, bạn phải tìm hiểu tình cảm của mọi người. Rất nhiều người trong số chúng ta thích che dấu suy nghĩ của mình, họ có quan niệm về đúng sai rất mạnh mẽ.

2. Môi trường làm việc

Mỗi một môi trường công việc đều bao gồm 3 nội dung sau: 1. vui vẻ

3. liên tục học hỏi

Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải tạo được một môi trường làm việc tốt. Để làm được việc đó, người giám đốc phải giúp nhân viên hiểu biết hơn nữa đối với nhau. Thật khó có thể làm việc vui vẻ cùng với người mà bạn không thích, nhưng khi mọi người đã hiểu biết lẫn nhau thì việc tạo một môi trường làm việc hòa đồng cùng hưởng không còn là một việc khó. Đó là lí do vì sao công tác đoàn đội lại trở nên quan trọng như vậy. Nếu nhân viên không ngừng học tập, mà tổ chức lại khuyến khích và khen thưởng hành động đó của nhân viên thì một tổ chức, một phòng ban hoặc một nhóm làm việc có thể đạt được hiệu suất làm việc cao. Đương nhiên, những sai lầm mà họ phạm phải cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Việc thiết lập quan hệ trong nội bộ công ty cũng quan trọng như việc thiết lập quan hệ ở bên ngoài công ty, trong một số trường hợp, thậm chí còn quan trọng hơn. Ray Ozzie, Giám đốc điều hành công ty phần mềm mạng Grove nói, khi mới thành lập công ty, cứ hai tuần ông lại họp toàn thể nhân viên một lần, trong cuộc họp, mọi người trong công ty phải giới thiệu với mọi người về chức trách của mình và nội dung công việc mà mình đang làm. Sở dĩ làm như vậy là vì nhân viên khai thác thị trường thường có thái độ tiêu cực đối với nhân viên phát triển phần mềm, còn nhân viên phát triển phần mềm thì lại thường có thái độ tiêu cực đối với nhân viên phòng kế toán, đồng thời mọi người đều không biết cố vấn quản lí thì làm những việc gì. Để nhân viên hiểu được chức trách của những nhân viên khác trong công ty đồng thời làm rõ cho họ thấy rằng những cống hiến của họ đối với sự phát triển thành công của công ty là quan trọng và có giá trị như thế nào.

Jully Robert nhớ về một vị giám đốc của mình, nói, dưới sự lãnh đạo của vị giám đốc này, công việc của cô lúc đó trở thành một công việc xuất sắc nhất mà cô từng làm trong sự nghiệp của mình. Khi đó, Jully và 9 nhân viên khác lần lượt được sắp xếp đến làm việc tại những nơi mới và áp lực công việc khá cao, mỗi quý, công ty lại triệu tập nhân viên đến …, trong thời gian ở .., lần nào vị giám đốc của Jully cũng “mời chúng tôi đến nhà cô ấy, nhóm làm việc của chúng tôi có thể cùng gặp nhau.. Giám đốc không chỉ mời chúng tôi đến nhà, mà còn đích thân nấu ăn cho chúng tôi, cô ấy thích nấu nướng, cũng thích tiếp đãi bạn bè.”

Việc làm của vị giám đốc đó đã tạo ra một nhóm đặc biệt, dù công việc đó Jully đã làm từ mấy năm trước, hiện nay đã chuyển đến làm việc tại công ty khác, nhưng những thành viên của nhóm đó vẫn duy trì được mối liên hệ rất mật thiết. “ Tôi cũng chưa bao giờ nỗ lực làm việc như khi đó, bởi vì tôi thực sự không muốn làm cô ấy thất vọng.” Jully nói, “ sự cống hiến vô tư của cô ấy đã làm nên nhóm của chúng tôi, dù lúc đó công việc của chúng tôi áp lực rất lớn, thời gian cũng rất gấp gáp, áp lực công việc của họ hiện nay còn lớn hơn, nhưng cô ấy cảm thấy việc tìm hiểu mỗi người chúng tôi đối với cô ấy là việc vô cùng quan trọng, hơn nữa cũng rất muốn chúng tôi

biết rằng, cô ấy quan tâm đến mỗi người trong chúng tôi như thế nào. Cô ấy đã mang đến cho chúng tôi một không khí làm việc mới.”

Tôi cũng từng mời nhân viên của tôi đến nhà chơi, đó quả là một cách rất hiệu quả để thiết lập quan hệ với những người tôi cùng làm việc. Đương nhiên, tuy giám đốc của Jully có thể cùng chia sẽ với nhân viên của mình nghệ thuật nấu nướng, nhưng nếu bạn chỉ làm một vài món ăn đơn giản hoặc làm một bữa ăn dã ngoại đơn giản thì hiệu quả sẽ thấp hơn rất nhiều.

Không khí làm việc vô cùng quan trọng, tính quyết định của cảm giác của con người đối với hành vi còn có tác dụng lớn hơn và quan trọng hơn so với tri thức con người. Chúng ta có thể dạy cho người khác những kiến thức mà họ cần thiết, nhưng nếu họ cảm thấy môi trường công việc không tốt, họ không hài lòng với những đồng nghiệp xung quanh, không hài lòng với công việc họ đang làm, thì rất có thể, họ sẽ ngày càng rời xa thành công.

3. Quan hệ

Giám đốc chịu trách nhiệm đối với việc duy trì quan hệ tích cực giữa bản thân với nhân viên và việc duy trì mối quan hệ giữa nhân viên với công ty. Nếu tôi đang quản lí một công ty, tôi muốn biết những vị giám đốc của tôi và nhân viên của họ có duy trì được mối quan hệ tốt dự trên những cuộc đối thoại có hiệu quả hay không.

Bạn có thể nhớ lại nội dung mà chúng ta đã thảo luận ở phần đầu, một cuộc đối thoại có hiệu quả tức là chỉ một cuộc đối thoại bàn luận đến những sự vật, sự việc có thật, quan trọng và thực tế. Khi giữa bạn và người khác nảy sinh một cuộc đối thoại có hiệu quả, mà người đó lại biết rằng bạn chỉ muốn giúp họ đạt được thành công, trong hoàn cảnh lí tưởng đó, họ sẽ nói với bạn những thách thức thực sự mà họ đang phải đối mặt, đồng thời các bạn cũng vượt qua được mối quan hệ công việc đơn thuần.

Những cuộc đối thọai có hiệu quả chỉ có thể xuất phát từ một mối quan hệ vững chắc và tích cực, đó cũng chính là lí do vì sao đối với một vị giám đốc, năng lực thiết lập quan hệ lại quan trọng như vậy. Có phải bạn thường xuyên chứng kiến trường hợp một vị giám đốc không thể có được một cuộc đối thoại hữu hiệu với nhân viên bởi vì mối quan hệ giữa họ và nhân viên của họ trở nên xấu đi?

David đưa ra một ví dụ về việc thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp quan trọng như thế nào: “ tôi có một đồng nghiệp, chúng tôi cùng làm ở phòng kế toán, một lần, tôi đi du lịch nước ngoài, khi anh ấy gọi điện thoại cho tôi, tôi đang ngủ trong phòng khách sạn, anh ấy nói: ‘ tôi nhìn thấy hạn cuối của một bản báo cáo, tôi để ý thấy anh là ngươi chịu trách nhiệm về bản báo cáo này, hơn nữa lại sắp đến hạn cuối phải nộp, tôi không biết anh có biết đến điều đó không, nhưng tôi muốn nói cho anh biết rằng chúng tôi đã hoàn thành bản báo cáo đó rồi.” tôi thực sự muốn ôm anh ấy thật chặt, cuộc điện thoại của anh ấy đã giải phóng cho tôi, bởi vì chúng tôi có thể soát

số liệu qua điện thoại. Anh ấy khiến tôi tin rằng tôi sẽ nộp một bản báo cáo chính xác đúng hạn.”

Nếu bạn không có mối quan hệ tốt với người khác, David nói, “ bạn sẽ không thể đạt được mục đích của mình.” “ nếu bạn muốn nâng người khác lên một tầng cao mới, hơn nữa lại có môi trường làm việc tốt hơn, là một giám đốc, đương nhiên cần phải có mối quan hệ kinh doanh tốt.

Anh ấy nói, chính sách mở cửa và phương thức quản lí năng động rất có hiệu quả đối với công việc của anh ấy. Anh bổ sung thêm: “ tôi rất ghét nhận tin nhắn tiếng, hàng ngày tôi đều nhận được một lượng lớn thư điện tử, dù việc quản lí thông qua thư điện tử là tốt hay xấu, thì đó cũng vẫn là cách quản lí của tôi. Tôi muốn quản lí bằng cách chú ý đến ánh mắt của người khác, hơn nữa, phải căn cứ vào tình hình hiện tại để tìm hiểu cảm giác của họ và những thách thức mà họ phải đối mặt, tôi phải có mối liên hệ tương hỗ với họ, bởi vậy tôi thường xuyên rời văn phòng để đến chỗ họ.”

Đương nhiên, David cũng mở những cuộc họp ngắn ở văn phòng, nhưng anh ấy vẫn thường xuyên đến tận hiện trường làm việc để tìm hiểu những sự việc đang xảy ra. “ Tôi nghĩ, tôi cũng thu được rất nhiều điều, hơn nữa, chúng tôi còn áp dụng phương pháp này để làm rất nhiều việc, bởi vì ở hiện trường, chúng tôi có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn hoặc những điểm nghi ngờ một cách rất nhanh chóng, để sau đó tiếp tục tiến lên. Chúng tôi không cần thiết phải mở hẳn một cuộc họp chính thức chỉ để đưa ra một quyết định.”

Anh ấy căn cứ vào tiêu chuẩn chuyên môn để yêu cầu từng người, anh ấy hi vọng nhân viên của anh ấy làm việc theo cách chuyên nghiệp và đúng đắn. “ làm như vậy, tôi nghĩ, nhân viên sẽ có những phản ứng tích cực đối với công việc. Nếu quyết định họ đưa ra không giống với quyết định của tôi, họ sẽ đến nói chuyện với tôi, chúng tôi cùng nghiên cứu thảo luận, chúng tôi có rất nhiều cách để mổ xẻ vấn đề. Tôi không muốn nói với họ rằng cách làm của tôi là cách làm đúng đắn duy nhất, nếu không như vậy thì chúng tôi đã không thể đạt được mục tiêu. Tôi yêu cầu nhân viên của mình phải chịu trách nhiệm trong quá trình đưa ra quyết định. Nếu một quyết định sai lầm đưa đến một kết quả tồi thì quyết định đó thực sự là một vấn đề; tuy nhiên, nếu một quyết định khá hợp lí lại đưa đến một kết quả tồi thì tôi nghĩ, đó là sự vận hành của quá trình kinh doanh, bất cứ ai cũng có thể gặp phải trường hợp tương tự.”

Nếu giữa bạn và nhân viên có được một mối quan hệ vững chắc thì bạn sẽ luôn có được những cuộc đối thoại có hiệu quả với nhân viên của mình, như vậy, khả năng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc của bạn sẽ được nâng lên rất cao. Bạn không thể có được mối quan hệ vững chắc với những người bạn không tôn trọng. Trên thực tế, chỉ có những người bạn tôn trọng, và cũng tôn trọng bạn mới có thể chỉ ra sai lầm của bạn trong những lúc cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người giám đốc phải biết chỉ đạo, dạy cho nhân viên biết làm thế nào để có thể làm việc một cách có hiệu quả. Xét về bản chất, công việc của giám đốc chính là cùng nỗ lực với nhân viên, xác định việc cần làm nhất và hòan thành một cách có hiệu quả nhất, trong nhiều trường hợp, công việc của giám đốc có thể chính là giúp đỡ nhân viên thiết lập quan hệ.

Trong một số tình huống khác, công việc của giám đốc có thể là tìm cho nhân viên người hướng dẫn hoặc dẫn dắt. Nhưng chúng ta cũng cần nhớ một điều rằng, nếu người dạy và người học không có một mỗi quan hệ vững chắc thì sự chỉ dẫn sẽ khó đạt được hiệu quả. Muốn chỉ đạo người khác làm việc, người hướng dẫn hoặc dẫn dắt phải giỏi dẫn dắt, đồng thời, người được hướng dẫn phải có nguyện vọng mạnh liệt được lắng nghe, học hỏi và chỉ dẫn làm việc. Nếu quá trình chỉ đạo không có sự nỗ lực của cả hai bên thì việc chỉ đạo sẽ không đem lại kết quả gì. Người giám đốc phải

Một phần của tài liệu 101 cách làm giàu trong cuộc sống hiện đại (Trang 117)