Nếu bạn là một giám đốc, việc thiết lập mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp và sự thúc đẩy việc thiết lập quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ đề cập đến chủ đề về thái độ hài lòng với công việc. Chủ đề này là hạng mục nghiên cứu của Frederick Herzberg. Tôi vẫn cho rằng, những nhân viên có mối quan hệ vững chắc và tốt đẹp với khách hàng và đồng nghiệp thì đều có thái độ hài lòng với công việc hơn là những nhân viên có ít mối quan hệ tốt.
40 năm trước, Herzberg đã đưa ra lí luận hai nguyên tố động cơ của ông. Ông yêu cầu 200 nhân viên kế toán và kỹ sư nhớ lại những lúc nào họ cảm thấy hài lòng với công việc và tràn đầy nhiệt tình với công việc, những lúc nào họ cảm thấy không hài lòng với công việc và không biết động cơ làm việc là gì. Ông phát hiện ra rằng, có nhiều kiểu nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến sự hài lòng hoặc không hài lòng với công việc. Ví dụ, một người có thể sẽ cảm thấy nguyên nhân mà anh ta không hài lòng với công việc là “lương quá thấp”, nhưng điều đó không có nghĩa là “lương cao” thì có thể mang lại sự hài lòng trong công việc. Quả thực, những người đồng ý tham gia cuộc điều tra nói, các nhân tố khác nhau như ngưỡng mộ, khích lệ và thành đạt… đều có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với công việc, động cơ và sự nhiệt tình trong công việc. Trên thực tế, trái với những cảm giác thông thường của mọi người, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sự ngưỡng mộ và khích lệ có ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều đến mức độ hài lòng với công việc của một người so với tiền bạc.
Quan điểm truyền thống cho rằng, sự hài lòng và không hài lòng với công việc là hai đầu cực thuộc một thể thống nhất, một nhân viên có thể hài lòng với công việc, cũng có thể không hài lòng với công việc, cũng có thể ở giữa sự hài lòng và không hài lòng đối với công việc. Qua điều tra, Herzberg đã xác định được hai phạm vi khác nhau, một trong đó là từ hài lòng đến không hài lòng, phạm vi kia là từ không hài lòng đến hài lòng.
Nhân tố liên quan đến sự hài lòng, cũng chính là cái gọi là động cơ làm việc, bao gồm cảm giác thành đạt, sự ngưỡng mộ, chế độ thưởng, bản thân công việc, trách nhiệm, sự thăng tiến và sự phát triển cá nhân. Tất cả những điều này đều có liên quan đến nội dung công việc.
Những nhân tố liên quan đến sự không hài lòng, cũng chính là cái gọi là nhân tố môi trường công việc, bao gồm, người quản lí, môi trường công việc, quan hệ giao tế, mức độ trả lương, cảm giác an toàn, chính sách và phương thức quản lí của công ty. Tất cả những điều này đều liên quan đến môi trường công việc.
Nghiên cứu của Herzberg chứng minh rằng, nếu người giám đốc chỉ tận dụng một nhân tố để thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc một cách xuất sắc thì sẽ rất khó thành công, ví dụ, chỉ mang đến một môi trường làm việc tốt và mức lương cao hơn trình độ chuyên môn… Để thúc đẩy công việc của nhân viên, (giảm thiểu sự chảy máu chất xám, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng và các phương diện khác có thể kích thích sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên), đồng thời, khiến cho nhân
viên có được sự hài lòng hơn nữa trong công việc, người giám đốc cần phải khiến cho nhân viên đảm đương nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ hơn nữa, đồng thời mang đến nhiều cơ hội phát triển nhiều hơn nữa cho nhân viên.
Một khi bạn ý thức được tầm quan trọng của việc nhân viên của bạn thiết lập quan hệ, bạn còn phải xác nhận xem liệu họ có được mục tiêu thiết lập quan hệ một cách chính xác, đồng thời, trở thành trách nhiệm của họ phải đạt được mục tiêu đó. Bạn phải luôn kiểm tra hành vi của nhân viên bạn và những thông tin mà bạn thu nhận được, đồng thời khuyến khích và khen thưởng cho những nhân viên có thành tích làm việc xuất sắc. Nếu bạn làm được như vậy thì khả năng giành được thành công của bạn sẽ được nâng lên rất cao.
Là người giám đốc, nếu bạn có đối tượng mục tiêu để thiết lập quan hệ, ví dụ bạn đang cố gắng để thiết lập mối quan hệ với một số nhân vật quan trọng, việc đó cũng không ngăn cản công việc quản lí của bạn. Hoàn cảnh lí tưởng là, người quản lí của mỗi một đơn vị đều phải có người liên hệ mục tiêu của mình ở trong và ngoài doanh nghiệp, từ đó thiết lập quan hệ với họ. nếu tôi là Tổng giám đốc Công ty Dial, vậy thì mục tiêu để tôi thiết lập quan hệ có thể là một số người của Wal-Mart; Nếu tôi là Tổng giám đốc một công ty dược phẩm, vậy thì tôi có thể sẽ tìm cách để thiết lập quan hệ với những chuyên gia tim mạch nổi tiếng trên toàn quốc hoặc những người có liên quan ở bệnh viện Mayo; Nếu tôi là Trưởng phòng thị trường, tôi sẽ thiết lập mối quan hệ với Trưởng phòng tiêu thụ. Điều lí tưởng là tổ chứ có thể cân nhắc một cách nghiêm túc việc thiết lập các mối quan hệ, đồng thời giao trách nhiệm cho từng người phải chịu trách nhiệm đối với việc thiết lập và phát triển mối quan hệ của mình.