Khi bạn giao lưu với người khác, bạn cũng muốn thử tìm hai câu trả lời: họ trân trọng điều gì? Ngoài ra, họ muốn hoặc cần tìm hiểu những thông tin của bạn? Chúng ta phải biết rằng, cái gì là quan trọng đối với bản thân họ, họ trân trọng cái gì, phải biết từ góc độ kinh doanh, họ muốn có được gì từ chúng ta. Họ cần gì để hoàn thành công việc của họ? Điều gì là quan trọng đối với họ trong quá trình hoàn thành công việc?
Những câu hỏi trên đều liên quan mật thiết đến nhau. Nếu bạn biết được họ trân trọng điều gì, họ coi trọng ai, đồng thời căn cứ vào đó bộc lộ sự quan tâm của bạn, rất có thể họ sẽ nói với bạn họ cần gì.
Đương nhiên, cũng có thể phát sinh tình huống như sau, bạn có thể biết được họ cần gì thông qua quá trình đặt câu hỏi liên tục và chi tiết. Trong tình huống này, bạn không cần phải thiếp lập mối quan hệ vững chắc với họ, nếu bạn hiểu rõ tình hình
phát triển doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh và bối cảnh vận hành kinh doanh, câu hỏi bạn đặt ra có thể sẽ đưa lại cho bạn những thông tin mà bạn cần tìm hiểu. Tuy nhiên, đó là con đường đầy rẫy khó khăn. Khi người khác tôn trọng bạn, coi trọng bạn, thì bạn sẽ không cần phải đưa ra câu hỏi liên tục và chi tiết, họ sẽ tự nguyện cung cấp thông tin cho bạn mà không cần bạn phải đặt câu hỏi.
Dù bạn muốn đạt được thành tích như thế nào trong nghề, dù bạn là ai, kế toán, cố vấn quản lí, giám đốc dự án, hay là một nhân viên bán hàng, về bản chất, bạn đều đang tìm cách giải quyết vấn đề mà người khác đang gặp phải. Trừ khi bạn làm rõ được vấn đề mà họ đang gặp phải, làm rõ được những ảnh hưởng cụ thể mà vấn đề đó làm nảy sinh, làm rõ những điểm mấu chốt xung quanh những vấn đề khó, còn không bạn sẽ không thể bắt tay vào giúp họ giải quyết những khó khăn họ gặp phải.
Cách duy nhất để làm rõ vấn đề tồn tại của người khác là để trực tiếp bản thân người đó nói với bạn, rốt cuộc thì đã có chuyện gì xảy ra với công việc kinh doanh của họ. Để tìm hiểu những điều đó, bạn phải có được cuộc đối thoại hữu hiệu với bản thân họ, một cuộc nói chuyện đề cập đến những sự thực, nói về cái gì là sự thực, cái gì là quan trọng, các gì là thực tế. Trong bất cứ một lĩnh vực nào mà bạn cần cùng họ hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ cho họ, những cuộc đối thoại hữu hiệu là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp đặt ra những chức vụ như thế này: có những người giữ những trách nhiệm quan trọng nhưng trên thực tế lại chẳng có quyền lực gì. Trong những tổ chức đó, mỗi nhân viên phụ trách một công việc nhưng chẳng có thưởng phạt gì, mọi “chức quyền” đều phụ thuộc vào khả năng thiết lập mối quan hệ của cá nhân họ, khả năng hợp tác hoàn thành công việc của họ với người khác.
Trước khi kết thúc một ngày làm việc, chúng ta đều muốn hoàn thành được một mục tiêu nhất định, mục tiêu đó thường được cấu thành bởi hai bộ phận, một là nhiệm vụ, công việc,hoặc mục tiêu của tổ chức, hai là mục tiêu cá nhân, mà mục tiêu cá nhân thì thường gắn liền với mục tiêu của tổ chức. Nếu tôi làm xong công việc này..., nếu tôi hoàn thành đợt hàng này..., ông chủ của tôi..., khách hàng của tôi.... sẽ thán phục tôi. Tôi cũng sẽ cảm thấy công việc thêm phần thú vị. Nếu bạn có mối quan hệ tốt với người khác, thì những mục tiêu này đều rất dễ dàng để đạt được.
Đương nhiên để thiết lập được một mối quan hệ tốt, bạn nhất thiết phải tạo được những cuộc đối thoại hữu hiệu.
Chỉ cần ở bên những người tin tưởng bạn, giữa các bạn tất sẽ có những cuộc đối thoại hữu hiệu, bởi vậy, tiền đề để phát sinh những cuộc đối thoại hữu hiệu chính là việc xây dựng được một hình tượng chân thực của chính bạn. Khi bạn đã đứng trên đỉnh kim tự tháp các mối quan hệ, thì tức là bạn đã xây dựng được một hình tượng chân thực cho chính mình, theo đó, bạn cũng đã có cơ hội để tiến hành các cuộc đối
thoại hữu hiệu với người khác. Tuy nhiên, trước khi bạn lên được đến tầng bậc được người khác tôn trọng, sẽ rất khó có thể làm nảy sinh những cuộc đối thoại như thế.