Trong đó, đối với người từ đủ tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi, theo BLHS 1999 thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặt biệt nghiêm trọng; còn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặt biệt nghiêm trọng; còn theo BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng qui định cụ thể tại một số điều luật nhất định.

Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Sau hoạt động xét xử, THAHS là một hoạt động độc lập nhằm bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh. Bản án hình sự mang nhiều nội dung, ngoài việc kết tội và tuyên hình phạt đối với người bị kết án thì cịn có thể đưa ra những quyết định xử lý về việc bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, tịch thu tài sản và những quyết định dân sự khác, đưa ra quyết định về xử lý vật chứng, việc đóng án phí, việc kiến nghị các cơ quan khác trong giải quyết những vấn đề khác có liên quan đến vụ án v.v… Theo luật hình sự Việt Nam, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn (khơng áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình và khơng áp dụng hình phạt bổ sung). Thi hành án phạt tù mà luận án này đề cập đến là khái niệm dùng để chỉ việc thi hành hình phạt tù có thời hạn đã được Tịa án tun đối với người dưới 18 tuổi bị kết án trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; không bao gồm việc thi hành các nội dung khác trong bản án đó.

Thi hành án phạt tù là một hoạt động độc lập có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhằm chấp hành bản án. Diễn ra sau khi và dựa trên căn cứ pháp lý là bản án đã có hiệu lực pháp luật, THAPT có thủ tục riêng, chỉ bắt đầu kể từ khi có quyết định THAPT của Tịa án có thẩm quyền và được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan và người có thẩm quyền trong THAHS. Tính cưỡng chế trong THAPT thể hiện ở việc buộc người bị kết án phạt tù phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định, cơ quan THAPT dựa trên cơ sở pháp luật THAHS để áp dụng chế độ giam giữ, chế độ giáo dục và các chế độ chấp hành án khác đối với phạm nhân và phạm nhân có nghĩa vụ phải chấp hành các chế độ đó.

Thi hành án phạt tù là một q trình. Xét về mặt thời gian, quá trình này bắt đầu kể từ sau khi Tòa án ra quyết định THAPT và kéo dài cho đến khi phạm nhân hết thời hạn CHAPT. Đối với phạm nhân là NCTN, quá trình này kéo dài đến khi phạm nhân đó hết thời hạn CHAPT mà vẫn còn ở tuổi chưa thành niên hoặc đến khi đã đủ tuổi thành niên (nhưng chưa hết thời hạn CHAPT, sẽ chuyển sang coi là phạm nhân thành niên). Quá trình THAPT đối với phạm nhân là NCTN cịn được hiểu là q trình giáo dục. Các chế độ giam giữ, giáo dục, chế độ chấp hành án khác và các hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với phạm nhân là NCTN được tổ chức thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giúp họ nhận thức và sửa chữa sai lầm, trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đó là một q trình xun suốt, liên tục, có tính thống nhất nội tại cao, trong đó giai đoạn

phạm nhân ở độ tuổi dưới 18 tuổi là giai đoạn đầu, có tính chất nền tảng, ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của việc thi hành toàn bộ án phạt tù.

Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là NCTN có những đặc thù riêng. Người CHAPT là NCTN, nghĩa là họ vẫn còn chưa trưởng thành đầy đủ cả về mặt thể chất, trí lực, tinh thần nên cần được ưu tiên những lợi ích tốt nhất, được quan tâm chăm sóc, bảo vệ để tiếp tục phát triển bình thường về thể chất, được giáo dục nâng cao trí lực và tinh thần. So với phạm nhân thành niên, phạm nhân là NCTN tuy non nớt nhưng khơng có nghĩa là hiền lành, ít nguy hiểm. Trong khi đó, THAPT đối với phạm nhân là NCTN phải nhất qn chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục họ; các chế độ giam giữ, giáo dục, chế độ chấp hành án khác và các hoạt động chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng phải bảo đảm tính thống nhất cùng hướng đến mục tiêu giáo dục phạm nhân là NCTN thực sự trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, có khả năng tái hịa nhập cộng đồng, ngăn ngừa những tội phạm chuyên nghiệp trong tương lai. Điều này đặt ra những yêu cầu đặc thù về về cơ sở vật chất, môi trường giam giữ, giáo dục phạm nhân là NCTN, về đội ngũ cán bộ, về nội dung và phương pháp giáo dục phạm nhân là NCTN…

Từ nhận thức về THAPT đối với phạm nhân là NCTN ở nhiều mặt, nhiều góc độ như trên, có thể khái quát lại như sau: Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên là quá trình cơ quan thi hành án phạt tù và các cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự căn cứ vào nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án phạt tù và các qui định của pháp luật thi hành án hình sự để thống nhất thực hiện chế độ giam giữ, giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng dành riêng đối với phạm nhân trong giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi để họ phát triển bình thường và lành mạnh về thể chất, trí lực và tinh thần, giáo dục họ nhận thức và sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống.

1.1.2. Đặc điểm của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên thành niên

Thứ nhất, thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên có đặc thù về người chấp hành án, là người nguy hiểm cho xã hội, có nhân cách lệch lạc, tiềm ẩn những hành vi khó lường, khó đốn, nhưng chưa trưởng thành về mọi mặt và dễ uốn nắn, giáo dục hơn phạm nhân thành niên.

Phạm nhân là NCTN là một loại người chấp hành án đặc biệt trong THAPT. Dù còn non nớt, chưa đủ tuổi thành niên nhưng họ là người đã thực hiện tội phạm với tính chất nguy hiểm cao (nhất là những trường hợp phạm tội khi ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi), có nhân thân xấu, nhân cách lệch lạc đến mức các hình phạt và biện pháp giáo dục khác khơng có tác dụng răn đe, phịng ngừa và cần thiết buộc phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với họ để bảo đảm phòng ngừa tội phạm15. Đa số phạm nhân là NCTN phạm những tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, xâm phạm tài sản, như tội giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản… Hầu hết họ có hồn cảnh gia đình bất hạnh, phức tạp, có nếp sống tiêu cực, thiếu giáo dục như bố mẹ ly hơn hoặc có nhiều mâu thuẫn, có bạo lực gia đình, khơng quan tâm chăm sóc con cái…; họ đã hư hỏng, bỏ học, lãng học ngay từ bậc phổ thơng cơ sở, suy thối đạo đức, có thái độ và cách ứng xử không phù hợp với yêu cầu của xã hội ở nhiều mức độ khác nhau: lười biếng, coi thường người khác, vô lễ, tục tĩu, cộc cằn, hung hãn, manh động, liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ lực với người khác. Thêm nữa, trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất trước khi thành niên, họ hiếu động, thích sử dụng sức mạnh cơ bắp trong khi họ lại chưa phát triển đầy đủ về trí lực và tinh thần, suy nghĩ thiếu chín chắn, dễ bị mất cân bằng, dễ bị kích thích trước các tác động gây hấn và sẵn sàng lao vào những cuộc xung đột cá nhân hoặc băng nhóm giữa các phạm nhân ngay trong trại giam.

15 Với chính sách nhân đạo, luật hình sự Việt Nam có nhiều qui định hạn chế việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo Điều 12 và khoản 2 Điều 91

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)