Nguyễn Hữu Duyện, tlđd, tr 74.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 39 - 41)

giáo dục, thực sự công minh, khơng thiên vị, tiêu cực. Trại giam cần có những hình thức linh hoạt để thu hút sự tham gia của thân nhân phạm nhân vào việc giáo dục phạm nhân với tư cách là một chủ thể giáo dục.

Thứ ba, trong thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế phải tiết giảm đến mức tối thiểu, vừa đủ cần thiết để rèn luyện và giáo dục họ, kết hợp với chính sách quan tâm chăm sóc và bảo vệ họ.

Án phạt tù có thời hạn mang bản chất pháp lý là hạn chế tự do của người CHAPT trong một thời hạn nhất định. Trong quá trình CHAPT, về cơ bản phạm nhân bị cách ly khỏi đời sống xã hội và ăn ở, sinh hoạt, lao động, học tập, giao tiếp… trong trại giam theo nề nếp quy củ, có kỷ luật, dựa trên cơ sở thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trại giam. Trước khi vào trại giam, phạm nhân là NCTN đã quen với lối sống tự do, vô kỷ luật, coi thường pháp luật và các quy tắc của cuộc sống nên trong giai đoạn đầu CHAPT, cảm xúc tù túng, bức bối, muốn thoát khỏi sự quản lý giam giữ chặt chẽ của trại giam là điều khó tránh khỏi trong tâm lý phạm nhân. Việc sử dụng phương pháp cưỡng chế là cần thiết để đưa phạm nhân là NCTN trở lại nếp sống có khn khổ, trật tự, kỷ cương nhưng không được lạm dụng quá mức cần thiết. Lối sống tự do, vô kỷ luật của phạm nhân là NCTN có nguồn gốc từ sự non nớt trong nhận thức và những lệch lạc của quá trình giáo dục, hoạt động của bản thân trước đó cho nên việc sử dụng phương pháp cưỡng chế phải mang tính giáo dục, tức là nó chỉ được sử dụng vừa đủ để rèn luyện cho phạm nhân là NCTN làm quen trở lại với nếp sống chuẩn mực và tác động chỉnh sửa nhận thức, hành vi ứng xử của họ theo kỷ luật trại giam, pháp luật và đạo đức xã hội.

Phương pháp cưỡng chế phải kết hợp với và dựa trên nền tảng phương pháp giáo dục, cảm hóa và đối xử nhân đạo, khoan dung với phạm nhân là NCTN. Do còn chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất, trí lực và tinh thần, phạm nhân là NCTN cần được quan tâm chăm sóc và bảo vệ ngay từ khi mới được tiếp nhận vào trại giam nhằm bảo đảm sự an tồn và tiếp tục phát triển bình thường trong mơi trường phức tạp của trại giam (nhất là trại giam có đơng phạm nhân thành niên), đồng thời tạo ra điều kiện để uốn nắn, sửa đổi những phẩm chất cá nhân của họ theo chiều hướng tích cực. Cùng với sự tiến bộ trong quá trình CHAPT, phương pháp cưỡng chế tiết giảm và nhường chỗ dần cho tính tự giác của phạm nhân là NCTN và quá trình giáo dục chuyển hóa thành q trình tự giáo dục của bản thân họ.

Từ đặc điểm trên, THAPT đối với phạm nhân là NCTN vừa phải bảo đảm trật tự, an toàn trại giam vừa phải bảo đảm các chế độ chấp hành án có tính ưu tiên đối với họ (chế độ ăn, điều kiện sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, liên lạc và tiếp xúc với gia đình…) nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tình trạng tách biệt mơi trường xã hội. Cán bộ làm công tác quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN cần phải có tri thức về tâm lý phạm nhân là NCTN, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong đời sống, có năng lực sư phạm và có ý thức bảo vệ NCTN. Chủ thể THAPT tuy nhất thiết phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật nhưng cũng cần phát huy, thu hút sự tham gia của gia đình phạm nhân và xã hội vào những hoạt động nhất định, nhất là trong thực hiện các chế độ CHAPT, chăm sóc, bảo vệ phạm nhân là NCTN.

1.1.3. Ý nghĩa của thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên thành niên

- Thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là NCTN góp phần mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa tái phạm, nhất là phòng ngừa tội phạm có tính chất chun nghiệp trong tương lai.

Mục đích chính của THAPT nói chung là làm cho phạm nhân biết ăn năn hối cải, giáo dục cải tạo họ thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, có khả năng tái hòa nhập cộng đồng, ngăn ngừa họ tái phạm. Tuy nhiên, mục đích đó khơng phải dễ dàng đạt được. Thực tế, tỉ lệ phạm nhân có tiền án ln chiếm khoảng trên 25% tổng số phạm nhân đang CHAPT18. Trong khi đó, phạm nhân là NCTN với đặc điểm là dễ giáo dục hơn so với phạm nhân thành niên; số lượng phạm nhân là NCTN lại ít, chỉ chiếm dưới 1% tổng số phạm nhân đang

CHAPT19 nên tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để công tác THAPT đạt hiệu quả cao

hơn. Ngược lại, nếu vì lý do nào đó mà cơng tác này đạt hiệu quả thấp thì đồng nghĩa với việc xã hội buộc phải tiếp nhận trở lại những con người đã có lịch sử, kinh nghiệm phạm tội từ rất sớm, cuộc đời còn dài và sẽ dễ dàng trở nên chuyên nghiệp trong tương lai gần. Nếu được quan tâm đúng mức, THAPT đối với phạm nhân là NCTN sẽ mang lại hiệu quả cao, đóng góp to lớn vào phịng ngừa tái phạm, nhất là phịng ngừa tội phạm có tính chất chun nghiệp trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)