Hoàn thiện cơ chế, chính sách, sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 152 - 155)

128 Ban hành theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, sự phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và

lượng để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tổ chức, đồn thể vào cơng tác thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Cơ sở của giải pháp:

- Nhân cách của con người hình thành và phát triển dựa trên sự biến đổi, phát triển của ba mặt: thể chất, tâm lý và xã hội. Do vậy, THAPT đối với phạm nhân là NCTN phải hạn chế tác động mặt trái của việc cách ly xã hội và huy động được sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể với tư cách là một chủ thể giáo dục, có trách nhiệm tham gia và phối hợp với cơ quan THAPT theo qui định của pháp luật.

- Điều 5 Luật THAHS 2010 qui định “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của Luật này trong THAHS”. Đây là cơ sở pháp lý của việc hồn thiện cơ chế, chính sách và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tổ chức, đồn thể vào cơng tác THAPT đối với phạm nhân là NCTN.

- Hiện nay, vai trị và trách nhiệm của gia đình phạm nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo qui định của pháp luật về THAPT còn mờ nhạt, thụ động và chưa được phát huy đúng mức. THAPT đối với phạm nhân là NCTN trở nên khu biệt và phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của trại giam, khơng có hiệu quả.

- Để huy động được sự tham gia có trách nhiệm và hiệu quả của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tổ chức, đồn thể vào cơng tác THAPT đối với phạm nhân là NCTN, giải pháp tuyên truyền, giáo dục để tác động vào nhận thức và ý thức của các đối tượng này là điều kiện cần thiết trước tiên nhưng chưa đủ, mà cịn phải có cơ chế, chính sách, hình thức huy động cụ thể, phù hợp để tạo nên những hoạt động tham gia trên thực tế, không thụ động trông chờ vào ý thức chủ quan của họ.

Nội dung của giải pháp:

- Dựa trên căn cứ pháp lý tại Điều 5 Luật THAHS 2010, Cục Cảnh sát QLTG-TGD cần tham mưu để BCA ban hành thông tư qui định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện

các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong THAHS. Văn bản này cần qui định rõ một số vấn đề chính sau đây:

+ Xác định nguyên tắc phối hợp: tuân thủ các qui định của Luật THAHS; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phối hợp chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả.

+ Xác định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong THAHS thuộc Cơng an nhân dân trong việc đưa ra yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhằm bảo đảm THAHS.

Ở hướng này, cần qui định: (1) trong trường hợp xét thấy cần hỗ trợ phạm nhân là NCTN tạo dựng, duy trì, tăng cường mối liên hệ với gia đình và xã hội, tìm kiếm sự giúp đỡ về tinh thần hay vật chất nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục đối với phạm nhân là NCTN thì trại giam có quyền và có trách nhiệm đưa ra yêu cầu cụ thể đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng văn bản; (2) cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện u cầu của trại giam theo qui định của pháp luật.

+ Xác định trách nhiệm của từng đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong THAHS.

Ở hướng này, cần qui định cụ thể trách nhiệm của cơ quan Quản lý THAHS thuộc BCA, cơ quan THAPT, cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cấp huyện, Công an phường, xã, thị trấn. Nội dung trách nhiệm của từng đơn vị Cơng an nhân dân nói trên cần được nêu lên ở ba vấn đề: trách nhiệm tổ chức thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra yêu cầu (tự thực hiện và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện); trách nhiệm báo cáo hoặc thông báo kết quả thực hiện yêu cầu đã nhận được và trách nhiệm chủ động liên hệ, trao đổi thông tin một cách kịp thời với cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra yêu cầu về những khó khăn, vướng mắc và thống nhất biện pháp khắc phục nhằm thực hiện được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong THAHS.

+ Qui định quan hệ phối hợp và hình thức phối hợp giữa các đơn vị cơng an có liên quan đến việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong THAHS (phối hợp, trao đổi thông tin bằng văn bản, điện thoại nội bộ, trực tiếp tham gia hoạt động phối hợp cụ thể, tổ chức Hội nghị giao ban để phối hợp khi cần thiết).

- Dựa trên cơ chế phối hợp nói trên, căn cứ tình hình CHAPT, kết quả theo dõi, quản lý, giáo dục đối với phạm nhân là NCTN mà trại giam đưa ra yêu cầu và phối hợp với các cơ quan, đơn vị (nhất là cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cấp

huyện, Công an xã, phường, thị trấn) để huy động sự tham gia của gia đình phạm nhân, cộng đồng dân cư, đoàn thể, tổ chức vào việc liên lạc, giao tiếp, củng cố và duy trì mối liên hệ, sự quan tâm về tinh thần và vật chất đối với phạm nhân là NCTN thơng qua một số hình thức cụ thể, phù hợp như:

+ Liên lạc và yêu cầu gia đình đi thăm gặp phạm nhân là NCTN nếu đã lâu phạm nhân không được thăm gặp, gửi quà, bị bỏ rơi, cắt đứt liên lạc;

+ Phối hợp với Công an cơ sở, cơ quan THAHS Công an cấp huyện để tổ chức liên lạc, nói chuyện trực tuyến có kiểm sốt giữa phạm nhân là NCTN (trong trại giam) với thân nhân, bạn bè, láng giềng, người có uy tín, chức sắc tơn giáo, thầy cơ giáo, đại diện Đồn Thanh niên, Hội Phụ nữ… tại địa phương nơi gia đình phạm nhân cư trú;

+ Tổ chức cho phạm nhân là NCTN liên lạc, thăm hỏi, xin lỗi người bị hại (trong những vụ cố ý gây thương tích, trộm cắp, cưỡng đoạt tài sản) thơng qua hình thức trực tuyến có kiểm sốt như trên;

+ Những hình thức phù hợp khác.

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp liên kết với trại giam để dạy nghề và tổ chức lao động sản xuất cho phạm nhân là NCTN.

Trước hết, cần xem xét xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp này, cụ thể là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần doanh thu từ hoạt động dạy nghề và các sản phẩm do sử dụng lao động của phạm nhân là NCTN trong trại giam.

Hiện nay, theo khoản 5 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, “trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn”, người đang cai nghiện, sau cai nghiện. Còn theo Luật Trẻ em 2016, “trẻ em vi phạm pháp luật” là một đối tượng thuộc “trẻ em có hồn cảnh đặc biệt” đồng thời giao trách nhiệm cho Chính phủ qui định chi tiết các nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm (Điều 10). Có thể thấy, phạm nhân là NCTN có một bộ phận là “trẻ em” theo qui định của Luật Trẻ em 2016 và là trẻ em đã vi phạm pháp luật đến mức phạm tội, đồng thời một bộ phận phạm nhân là NCTN là người dân tộc thiểu số, là người đang cai nghiện, sau cai nghiện, tức là thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nói trên. Dựa trên chính sách đã có, việc đề xuất chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với phần doanh thu từ hoạt động dạy nghề và các sản phẩm do sử dụng lao động của toàn bộ phạm nhân là NCTN trong trại giam là hoàn tồn phù hợp và có tính khả thi, vừa tạo ra ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp liên kết với trại giam, vừa tạo thuận lợi cho cơ quan thuế trong áp dụng pháp luật về thuế.

Để thực hiện chính sách trên, Bộ Cơng an cần phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng và ban hành thơng tư liên tịch bổ sung việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 152 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)