bảo đảm phạm nhân là NCTN được tiếp tục phát triển về thể chất, trí lực và tinh thần, duy trì và xây dựng các quan hệ xã hội tích cực.
- Chế độ ăn, mặc, ở:
Luật THAHS 2010 qui định “phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt” và “được bảo đảm ăn, uống vệ sinh” (khoản 1 và khoản 3 Điều 42). Về mức định lượng, phạm nhân là NCTN “được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng” (khoản 1 Điều 52).
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân là NCTN được qui định tại khoản 2 Điều 52 như sau: “Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân thành niên, mỗi năm phạm nhân là NCTN được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy chế trại giam”. Luật THAHS 2010 cũng đã qui định liệt kê những tư trang cơ bản phải cấp cho phạm nhân (tại Điều 43) và giao cho Chính phủ qui định chi tiết.
Về chế độ ở, khoản 4 Điều 42 Luật THAHS 2010 qui định phạm nhân được
ở theo buồng giam tập thể86. Nghị định 117/2011/NĐ-CP qui định chi tiết hơn, theo
khoản 2 Điều 14, phạm nhân là NCTN có diện tích chỗ nằm tối thiểu là 03m2/phạm
nhân, có ván sàn hoặc giường (ưu tiên hơn, khơng phải nằm trên bệ gạch men). - Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí:
Theo qui định của Điều 44 Luật THAHS 2010, Điều 12 Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ và chương IV Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012, mỗi phân trại của trại giam được thành lập thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được trang bị 01 hệ thống loa truyền thanh; mỗi buồng giam tập thể được trang bị 01 máy truyền hình màu, được phát 01 tờ báo Nhân dân/30 phạm nhân. Thời gian của hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí là ngồi thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ, chủ nhật, lễ, Tết.
Đối với phạm nhân là NCTN, khoản 3 Điều 52 Luật THAHS 2010 nhấn mạnh: “Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người chưa thành niên”.
86
Ngoại trừ những phạm nhân bị giam riêng do thường xuyên vi phạm nội quy trại giam, phạm nhân có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có dấu hiệu bị bệnh tâm thần đang chờ quyết định của Tịa án.
- Chế độ chăm sóc y tế: Luật THAHS 2010 qui định chế độ chăm sóc y tế áp dụng chung đối với mọi phạm nhân (Điều 48) với nội dung cơ bản là: phạm nhân nghiện ma tuý được trại giam tổ chức cai nghiện; phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh; phạm nhân bị ốm, bị thương thì được khám và điều trị tại bệnh xá trại giam hoặc chuyển viện nếu đến mức cần thiết; phạm nhân có kết luận giám định là mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở chuyên khoa y tế. Theo Điều 10 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12/2/2018, thân nhân của phạm nhân có thể gửi thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho phạm nhân để sử dụng tại bệnh xá.
- Chế độ tiếp cận thông tin: Luật THAHS 2010 chỉ qui định chế độ tiếp cận thông tin chung cho mọi phạm nhân. Khoản 2 Điều 28 qui định: “Phạm nhân được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
- Chế độ liên lạc, thăm gặp và nhận quà đối với phạm nhân là NCTN:
Theo Điều 53 Luật THAHS 2010, phạm nhân là NCTN được “liên lạc với thân nhân qua điện thoại mỗi tháng không quá 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút”, tức là gấp đôi cả về số lần và thời lượng so với chế độ dành cho phạm nhân thành niên. Ngoài ra, theo qui định chung tại khoản 1 Điều 47, mỗi tháng phạm nhân được gửi 02 lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Phạm nhân được nhận thư, điện tín qua đường bưu chính và cả nhận thư qua thăm gặp. Thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận phải qua kiểm tra, kiểm duyệt của trại giam.
Theo Điều 53, “nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người chưa thành niên quan tâm thăm gặp…” và phạm nhân là NCTN “được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ, trường hợp đặc biệt được gặp không quá 24 giờ”, tức là nhiều hơn gấp ba lần so với chế độ dành cho phạm nhân thành niên (cả về số lần và thời lượng) và gấp tám lần thời
lượng trong trường hợp đặc biệt87
. Thời gian thăm gặp là vào ban ngày của bất cứ ngày nào. Thân nhân được thăm gặp gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh chị em ruột; cơ, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột88. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có đề nghị thăm gặp thì Giám thị trại giam xét duyệt.
87 Theo hướng dẫn của Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12/2/2018 của Bộ Công an, “trường hợp đặc biệt” được tăng thời lượng gặp thân nhân là trường hợp phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực biệt” được tăng thời lượng gặp thân nhân là trường hợp phạm nhân chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo qui định của pháp luật. Ngược lại, phạm nhân không được gặp thân nhân nếu vi phạm nội quy trại giam và bị kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật. 88 Qui định của Thông tư số 07/2018 ngày 12/2/2018 của Bộ Cơng an (có hiệu lực từ 29/3/2018, thay thế cho Thơng tư 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011) về diện đối tượng được thăm gặp phạm nhân khơng có thay đổi so với Thơng tư 46 nhưng giới hạn số lượng người thăm gặp trong một lần thăm không quá 3 người.
Về chế độ nhận quà, Luật THAHS chỉ qui định chế độ chung cho mọi phạm nhân. Theo các Điều 26, 46 Luật THAHS 2010 và hướng dẫn tại Thông tư số 07/2018 ngày 12/2/2018 của Bộ Công an, mỗi tháng phạm nhân được nhận đồ vật, tiền mặt do thân nhân gửi 02 lần với trọng lượng đồ vật không quá 3kg mỗi lần (không kể trường hợp nhận quà, tiền mặt trực tiếp khi thăm gặp89). Quà gửi phải chịu sự bóc mở, kiểm tra của trại giam. Phạm nhân không được đưa vào trại giam những đồ vật cấm theo qui định và chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thiết. Tiền của phạm nhân (ký gửi) được phép sử dụng để mua hàng hóa tại căn- tin trại giam (khơng q 03 lần định lượng ăn trung bình hàng tháng) và trả phí điện tín, điện thoại.
Tóm lại, các chế độ nói trên hầu hết có qui định dành riêng cho phạm nhân là NCTN, ngoại trừ chế độ chăm sóc y tế, tiếp cận thông tin và nhận quà.
2.1.2.5. Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên
Vấn đề chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù được Luật THAHS 2010 qui định lồng ghép trong chế độ lao động, giáo dục phạm nhân: “Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên về văn hóa, pháp luật và dạy nghề…, chuẩn bị điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù” (khoản 2 Điều 51).
Dạy nghề là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng và phòng ngừa tái phạm. Khoản 2 Điều 51 qui định: “Trại giam có trách nhiệm… dạy nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hố, giới tính và sức khoẻ, chuẩn bị điều kiện để họ (phạm nhân) hoà nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù”. Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 117/2011/CP-NĐ ngày 15/12/2011 của Chính phủ khẳng định “phạm nhân là người chưa thành niên được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề theo nguyện vọng phù hợp với độ tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sức khỏe, điều kiện thực tế của trại giam”. Về thời gian học nghề, Điều 28 Luật THAHS 2010 xác định “phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề”. Việc tổ chức dạy nghề cho phạm nhân được hướng dẫn tại mục III Thông tư số 11/TTLB ngày 22/12/1993 của Liên Bộ Nội vụ, Quốc
89
Trong trường hợp nhận q thơng qua thăm gặp trực tiếp thì q được nhận có giới hạn trọng lượng lớn hơn, tối đa đến 5kg.
phịng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội90. Theo qui định của mục này, trại giam được thành lập "Cơ sở dạy nghề" để đào tạo nghề cho phạm nhân; sau khi học, phạm nhân được thi tốt nghiệp, thi tay nghề, cấp chứng chỉ, văn bằng theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các điều kiện bảo đảm cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng được Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ qui định, gồm: Giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý (Điều 6); tư vấn, trợ giúp về tâm lý (Điều 7); định hướng nghề nghiệp, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm (Điều
8); lập quỹ hòa nhập cộng đồng (Điều 9); thông báo phạm nhân hết hạn CHAPT
trước hai tháng để cơ quan THAHS Cơng an cấp huyện, chính quyền địa phương chủ động quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống (Điều 10).
Nhìn chung, mặc dù các qui định về chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN chưa được qui định một cách tập trung và có hệ thống nhưng đã có tính ưu tiên (trong vấn đề bố trí học nghề). Hiệu quả của những qui định này cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên nhân là ngƣời chƣa thành niên
2.2.1. Tổng quan việc chấp hành và quản lý, tổ chức thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên đối với phạm nhân là người chưa thành niên
2.2.1.1. Tình hình, đặc điểm việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân là người chưa thành niên
Trong cơ cấu phạm nhân, số lượng phạm nhân là NCTN bắt đầu tăng mạnh kể từ năm 2005 trở về sau, mỗi năm các trại giam cả nước tiếp nhận thêm khoảng từ
1.500 đến 2.000 phạm nhân là NCTN91. Từ năm 2012 đến nay, số liệu thống kê của
Cục Cảnh sát QLTG-TGD thuộc BCA cho thấy số lượng phạm nhân là NCTN có chiều hướng giảm dần: năm 2012 tiếp nhận 1.415 phạm nhân là NCTN, các năm tiếp theo số phạm nhân là NCTN được tiếp nhận liên tục giảm dần và đến năm 2018 chỉ tiếp nhận 562 phạm nhân là NCTN. Các số liệu thống kê nói trên phản ánh chính sách xử lý chuyển hướng và hạn chế tối đa việc xử phạt tù trong xử lý tội phạm do NCTN thực hiện. Mặc dù vậy, số lượng phạm nhân là NCTN đang CHAPT trong trại giam không giảm nhanh tương ứng được. Số phạm nhân là
90 Thông tư này đã bị thay thế bởi Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012, trừ mục III (Dạy nghề cho phạm nhân) thì vẫn cịn hiệu lực. 06/02/2012, trừ mục III (Dạy nghề cho phạm nhân) thì vẫn cịn hiệu lực.
91
Nguyễn Hữu Duyện (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục phạm nhân trong
NCTN trong trại giam năm 2012 là 1.448 phạm nhân, các năm tiếp theo có giảm
nhẹ và đến năm 2018 là 662 phạm nhân92. Nhìn chung, trong giai đoạn 2012-2018
mỗi năm số phạm nhân là NCTN được đặc xá, hết thời hạn CHAPT hay đến tuổi thành niên ln ít hơn tổng số phạm nhân là NCTN đang CHAPT trong trại giam khoảng trên dưới 150 phạm nhân. Điều đó cho thấy cơ quan THAPT đang gánh chịu áp lực phải giáo dục số phạm nhân là NCTN có mức án khá cao (trên 3 năm tù)
đã tiếp nhận từ những năm trước đây mà nay vẫn đang chấp hành án93. Đặc biệt,
tính chất, mức độ phạm tội và mức án của số phạm nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có chiều hướng nguy hiểm hơn, cao hơn. Mặc dù số lượng phạm nhân là NCTN được tiếp nhận vào trại giam giảm dần từ 2012 đến 2018 và trong đó bình qn tỉ lệ phạm nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chiếm 5,15% nhưng thống kê số lượng phạm nhân đang CHAPT trong trại giam theo năm cho thấy phạm nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn rõ rệt, là 8,1%94. Như vậy, số phạm nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp nhận vào trại giam tuy giảm về số lượng nhưng lại có mức án dài hơn (từ 2 năm tù trở lên), dẫn tới hiện tượng cộng dồn qua mỗi năm và đẩy tỉ lệ phạm nhân từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đang chấp hành án lên cao hơn.
Về giới tính95, đại đa số phạm nhân là NCTN là nam giới, chiếm tỉ lệ 96,1%
(tính chung giai đoạn 2012-2018). Số lượng nữ phạm nhân là NCTN tuy ít nhưng lại gây khó khăn cho cơng tác quản lý giam giữ, nhất là về mặt bố trí buồng giam.
Về trình độ văn hóa96, đa số phạm nhân là NCTN đang dở dang bậc trung học cơ sở (chiếm 69,7%). Tỉ lệ phạm nhân là NCTN mù chữ và có trình độ tiểu học cũng cịn nhiều, con số lần lượt là 3,8% và 15,5%. Số phạm nhân là NCTN có trình độ từ lớp 10 trở lên chỉ chiếm 11%. Mặt bằng trình độ văn hóa thấp của phạm nhân là NCTN gây ra nhiều khó khăn và thách thức đối với việc giáo dục văn hóa, pháp luật và dạy nghề cho họ.
Về tội danh97, phạm nhân là NCTN chủ yếu do phạm tội xâm phạm tài sản
và xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Xét chung