Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và tăng cường xã hội hóa để cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 146 - 148)

128 Ban hành theo Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và tăng cường xã hội hóa để cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của

tăng cường xã hội hóa để cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của phạm nhân là người chưa thành niên

Cơ sở của giải pháp:

- Hiện nay, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục đối với phạm nhân là NCTN chưa cao. Các hoạt động dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, giáo dục thông qua lao động và các sinh hoạt tập thể… đều tồn tại những hạn chế. So với phạm nhân thành niên, tỉ lệ khen thưởng, giảm thời hạn CHAPT, đặc xá đối với phạm nhân là NCTN cịn q ít, trong khi đó tỉ lệ kỷ luật phạm nhân là NCTN lại cao hơn.

- Tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ giam giữ, sinh hoạt, lao động, học tập, học nghề cho phạm nhân đang góp phần làm hạn chế việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục phạm nhân là NCTN. Do nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước có hạn nên cần phải tăng cường xã hội hóa một cách phù hợp để cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập, lao động của phạm nhân là NCTN.

Nội dung của giải pháp:

- Kiên quyết loại bỏ những loại hình lao động có tính lặp đi lặp lại, theo khuôn mẫu đối với phạm nhân là NCTN. Cơ quan Quản lý THAHS cần định hướng, hướng dẫn cho trại giam quan tâm tổ chức những loại hình lao động giúp phát huy tính khám phá, sáng tạo và có tính giáo dục đối với phạm nhân là NCTN, như: trồng rau xanh, vệ sinh sân vườn, chăm sóc cây xanh, chăm sóc cây ăn trái, ni (chăm sóc) cá, gia cầm v.v… Mục đích giáo dục phải được đặt cao hơn mục đích lợi nhuận trong tổ chức lao động cho phạm nhân là NCTN.

- Thực hiện tốt không chỉ việc giáo dục tiểu học bắt buộc mà cả việc phổ cập trung học cơ sở đối với phạm nhân là NCTN, tạo ra nền tảng để họ tiếp thu sự giáo dục về pháp luật, kỹ năng sống, điều khiển hành vi ứng xử đúng yêu cầu của pháp luật và đạo đức xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy nghề đối với số phạm nhân này (kể cả cho việc học nghề của cá nhân sau khi đã chấp hành xong án phạt tù). Do phạm nhân là NCTN là người học đặc biệt, phần lớn có ý thức và năng lực học tập thấp nên BCA cần phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành một chương trình trung học cơ sở dành riêng cho phạm nhân là NCTN, phù hợp với đặc điểm người học và điều kiện tổ chức học tập cho họ. Trại giam cần phải bồi dưỡng cán bộ để có đủ năng lực dạy học bậc trung học cơ sở cho phạm nhân là NCTN và thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ này.

- Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân là NCTN nên thực hiện theo quy mơ nhỏ, mỗi lớp gồm 01 nhóm phạm nhân là NCTN chung 01 tổ, đội và do chính cán bộ quản giáo phụ trách tổ, đội đó đứng lớp dạy học để có điều kiện cá thể hóa nội dung dạy học đến từng phạm nhân là NCTN. Trên cơ sở hiểu rõ tình huống phạm tội, hoàn cảnh, nhân thân của từng phạm nhân mà quản giáo liên hệ sâu sát, tối ưu hóa mục tiêu dạy học, giúp từng phạm nhân là NCTN nhận thức đúng đắn về hành vi phạm tội, nguyên nhân phạm tội của mình và giáo dục cho họ thái độ, cách ứng xử phù hợp với tính cách và hồn cảnh cá nhân của mình. Các học viên trong lớp do sinh hoạt cùng tổ, đội với nhau, có nhiều tương đồng về loại tội phạm, mức án, nhân thân… nên dễ đồng cảm, mạnh dạn trao đổi với nhau và tiếp thu sự giáo dục tốt hơn.

- Cục Cảnh sát QLTG-TGD thuộc BCA cần phải:

+ Khẩn trương, tích cực tổ chức chỉnh lý, hoàn thiện và thẩm định bộ giáo trình dạy học tích hợp giáo dục cơng dân, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho phạm nhân theo chương trình khung mới ban hành;

+ Luân phiên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho cán bộ giáo dục và cán bộ khác được giao nhiệm vụ dạy văn hóa, pháp luật, kỹ năng sống cho phạm nhân là NCTN.

+ Luân phiên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ giáo dục, cán bộ quản giáo phụ trách phạm nhân là NCTN.

- Tăng cường giáo dục và đẩy mạnh phong trào viết “thư xin lỗi” người bị hại, thân nhân, thầy cô… trong phạm nhân là NCTN và tổ chức tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên về kết quả của phong trào này trên các phương tiện truyền thông

đại chúng, đặc biệt là tuyên truyền đến đúng nơi cần tuyên truyền (địa bàn nơi gia đình phạm nhân, người bị hại, gia đình người bị hại sinh sống).

- Tăng cường cơng tác nắm tình hình phạm nhân, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm nội quy trại giam, vi phạm pháp luật của phạm nhân. Đề cao cảnh giác, phòng ngừa và ngăn chặn việc xảy ra hành vi vi phạm; nếu có vi phạm thì việc xử lý phải cơng minh, có tính giáo dục cao để phạm nhân là NCTN thực sự thừa nhận sai phạm, thừa nhận tính đúng đắn của việc xử lý và tâm phục cách làm việc, giáo dục của cán bộ trại giam.

- Vận động các tổ chức xã hội, gia đình phạm nhân và các nhà hảo tâm tham gia đóng góp kinh phí để cải thiện, nâng cao điều kiện sinh hoạt, học tập của phạm nhân là NCTN, như:

+ Nâng cấp hệ thống truyền hình (máy truyền hình lớn hơn, hệ thống thu phát tốt hơn, có nhiều sự lựa chọn chương trình truyền hình hơn);

+ Nâng cấp sân chơi, dụng cụ tập thể dục, thể thao;

+ Hỗ trợ một phần hoặc hồn tồn chi phí liên lạc điện thoại trong nước cho phạm nhân là NCTN để khuyến khích, thúc đẩy việc liên lạc điện thoại với gia đình của phạm nhân là NCTN v.v…

+ Nâng cấp phòng học, trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện dạy học, có đủ bàn ghế, bảng phấn, quạt, đèn, tạo khơng gian thống mát, sạch sẽ, n tĩnh, có sân vườn bao quanh, tăng cường ánh sáng tự nhiên, có đủ sách vở, tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ dạy và học;

+ Nâng cấp thư viện (phòng đọc, bàn ghế, tủ sách, các đầu sách, báo…); + Cải thiện điều kiện lao động: hỗ trợ một phần kinh phí để trang bị đầy đủ, có chất lượng dụng cụ lao động, đồ bảo hộ lao động, nước uống…

Nội dung này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của qui định tại khoản 2 Điều 39 Luật THAHS 2010 về quan hệ phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia giáo dục phạm nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên trong pháp luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)